TIÊU CHUẨN VIỆT NAM VỀ NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ TCVN 11041:2017

Category: CHỨNG NHẬN HỮU CƠ Post Date:

 

Ngày 29/12/2017, Bộ Khoa học và công nghệ ban hành  bộ tiêu chuẩn TCVN 11041 (TCVN 11041-1:2017; TCVN 11041-2:2017; TCVN 11041-3:2017; TCVN 11041-4:2017), nhằm thúc đẩy hoạt động sản xuất nông nghiệp nói chung, sản xuất nông nghiệp hữu cơ nói riêng, góp phần tăng giá trị sản phẩm, tăng chất lượng sản phẩm, hàng lưu thông trong nước và xuất khẩu

Bộ Khoa học và Công nghệ đã công bố ban hành bộ tiêu chuẩn TCVN về nông nghiệp hữu cơ. Bộ tiêu chuẩn này có hiệu lực bắt đầu từ 29/12/2017.

Đây là bộ tiêu chuẩn đầu tiên dành riêng cho sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi, chế biến và ghi nhãn sản phẩm nông nghiệp hữu cơ và yêu cầu đối với tổ chức đánh giá, chứng nhận hệ thống sản xuất và chế biến sản phẩm hữu cơ.

Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (Bộ KH&CN), bộ TCVN 11041:2017 về nông nghiệp hữu cơ vừa được công bố quy định cụ thể về các lĩnh vực:

Bộ tiêu chuẩn này gồm: 

TCVN 11041-1:2017  Nông nghiệp hữu cơ – Phần 1: Yêu cầu chung đối với sản xuất, chế biến, ghi nhãn sản phẩm nông nghiệp hữu cơ

TCVN 11041-2:2017  Nông nghiệp hữu cơ – Phần 2:  Trồng trọt hữu cơ

TCVN 11041-3:2017  Nông nghiệp hữu cơ – Phần 3: Chăn nuôi hữu cơ

TCVN 11041-4:2017  Nông nghiệp hữu cơ – Phần 4: Yêu cầu đối với tổ chức đánh giá và chứng nhận hệ thống sản xuất và chế biến sản phẩm hữu cơ

Bộ tiêu chuẩn về nông nghiệp hữu cơ vừa được công bố quy định cụ thể về các lĩnh vực:  

Yêu cầu chung đối với sản xuất, chế biến, ghi nhãn sản phẩm nông nghiệp hữu cơ; trồng trọt hữu cơ, chăn nuôi hữu cơ; tổ chức đánh giá, chứng nhận hệ thống sản xuất và chế biến sản phẩm hữu cơ. 

Việc xây dựng các tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) nêu trên thực hiện trên cơ sở tham khảo các tiêu chuẩn quốc tế về nông nghiệp hữu cơ (CODEX, IFOAM), quy định và tiêu chuẩn khu vực (EU, ASEAN), tiêu chuẩn của Mỹ, Nhật Bản hay các nước trong khu vực như Thái Lan, Philippines, Trung Quốc…, đảm bảo hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài.

Mặt khác, để phù hợp với thực tế sản xuất, kinh doanh của Việt Nam, Tiểu ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia đã tổ chức khảo sát, khảo nghiệm tiêu chuẩn tại một số cơ sở sản xuất nông nghiệp hữu cơ và định hướng hữu cơ và có sự góp ý cho dự thảo cho các tiêu chuẩn này.

Tiêu chuẩn này đưa ra các nguyên tắc chung về sản xuất hữu cơ tại các trang trại, từ giai đoạn sản xuất, sơ chế, bảo quản, vận chuyển, ghi nhãn, marketing và đưa ra các yêu cầu đối với vật tư đầu vào như phân bón, yêu cầu về ổn định đất canh tác, kiểm soát sinh vật gây hại và bệnh cây trồng, phụ gia thực phẩm và chất hỗ trợ chế biến…

Nông nghiệp hữu cơ là các hệ thống quản lý sản xuất toàn diện nhằm đẩy mạnh và tăng cường sức khỏe sinh thái nông nghiệp, bao gồm cả đa dạng sinh học, các chu trình sinh học và năng suất sinh học. 

Nông nghiệp hữu cơ nhấn mạnh đến việc quản lý các hoạt động canh tác, giảm thiểu việc dùng vật tư, nguyên liệu từ bên ngoài và có tính đến các điều kiện từng vùng, từng địa phương. 

Nông nghiệp hữu cơ được thực hiện phụ thuộc vào khả năng từng vùng về các phương pháp trồng trọt, sinh học, cơ học, hạn chế việc dùng các vật liệu tổng hợp để đáp ứng bất cứ chức năng riêng biệt nào trong hệ thống.

Hệ thống sản xuất hữu cơ được thiết kế sao cho tăng cường đa dạng sinh học trong toàn hệ thống; nâng cao hoạt tính sinh học của đất; duy trì được lâu dài độ phì của đất; tái chế các chất thải có nguồn gốc từ thực vật và dộng vật nhằm trả lại các chất dinh dưỡng cho đất, do đó giảm thiểu việc sử dụng các tài nguyên không thể phục hồi được.

Dựa vào các tài nguyên có thể phục hồi được trong các hệ thống nông nghiệp được tổ chức tại địa phương, nông nghiệp hữu cơ khuyến khích sử dụng hợp lý đất đai, nước và không khí cũng như giảm thiểu ô nhiễm do các hoạt động nông nghiệp; 

Nhấn mạnh việc sử dụng các phương pháp chế biến cẩn trọng trong quá trình xử lý các sản phẩm nông nghiệp, để duy trì được nguyên vẹn các phẩm chất hữu cơ quan trọng của sản phẩm trong tất cả các giai đoạn; 

Thiết lập phương pháp phù hợp cho mọi trang trại thông qua giai đoạn chuyển đổi thích hợp, xác định bởi các yếu tố đặc trưng như lịch sử vùng đất, loại cây trồng và vật nuôi để sản xuất

Riêng về tiêu chuẩn yêu cầu đối với tổ chức đánh giá, chứng nhận hệ thống sản xuất và chế biến sản phẩm hữu cơ, tiêu chuẩn này được xây dựng với mục tiêu chính là đưa ra các yêu cầu cho các tổ chức cung cấp dịch vụ liên quan đến hoạt động chứng nhận sản phẩm hữu cơ tại Việt Nam, phù hợp với các tiêu chuẩn về trồng trọt hữu cơ, chăn nuôi hữu cơ và các tiêu chuẩn quốc tế.

Việc ban hành bộ tiêu chuẩn về nông nghiệp hữu cơ kịp thời, hài hòa với quốc tế là rất cần thiết cho mọi thành phần tham gia, bảo vệ người tiêu dùng tránh bị lừa dối, tránh gian lận trong thương mại và tránh công bố sản phẩm vô căn cứ; bảo vệ các cơ sở sản xuất chế biến sản phẩm hữu cơ trước những cách làm ăn phi đạo đức. 

Các tiêu chuẩn này đều nhằm thúc đẩy hoạt động sản xuất nông nghiệp nói chung, sản xuất hữu cơ nói riêng, góp phần tăng giá trị sản phẩm, tăng chất lượng sản phẩm, hàng lưu thông trong nước và xuất khẩu.

Đây là bộ tiêu chuẩn đầu tiên dành riêng cho sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi, chế biến và ghi nhãn sản phẩm nông nghiệp hữu cơ và yêu cầu đối với tổ chức đánh giá, chứng nhận hệ thống sản xuất và chế biến sản phẩm hữu cơ. 

Cùng với hiệu lực của bộ TCVN về nông nghiệp hữu cơ, Bộ Khoa học và công nghệ cũng ra quyết định hủy bỏ tiêu chuẩn TCVN 11041: 2015 hướng dẫn sản xuất, chế biến, ghi nhãn và tiêp thị thực phẩm được sản xuất theo phương pháp hữu cơ.

Mọi thắc mắc và khó khăn đối với các vấn đề liên quan tới Chứng nhận hữu cơ và các vấn đề pháp lý khác. Hãy gọi ngay cho chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn và  được hưởng dịch vụ tốt nhất.

HỐ TRỢ CỦA VĂN PHÒNG CHỨNG NHẬN GOODVN

– Tư vấn toàn diện các thủ túc pháp lý liên quan tới doanh nghiệp kinh doanh sản xuất sơn tại thị trường Việt Nam.
– Cung cấp các dịch vụ: 
Chứng nhận sản phẩm; Chứng nhận ISO; Kiểm định – Giám định; Sở hữu trí tuệ; Đăng ký mã số mã vạch…
– Đại diện doanh nghiệp thực hiện các thủ tục liên quan tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Hỗ trợ các công việc khác theo yêu cầu của khách hàng.
– Các hỗ trợ khác…

Chính sách hậu mãi:

  • Hỗ trợ miễn phí tư vấn các vấn đề  liên quan tới chất lượng sản phẩm, tư vấn pháp lý

  • Hỗ trợ miễn phí quảng bá trên website

  • Hỗ trợ tư vấn miễn phí các dịch vụ khác

  • Hỗ trợ các vấn đề thủ tục pháp lý liên quan

  • Hỗ trợ đăng logo và quảng bá sản phẩm trên các diễn đàn, website…

 

 

Share this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *