TIÊU CHUẨN HỮU CƠ – ORGANIC
Trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ người sản xuất hữu cơ, nông dân phải tuân theo các tiêu chuẩn sản xuất nào ñó trong nông nghiệp hữu cơ. Quan trọng là tất cả các tiêu chuẩn sẽ cho biết những gì sẽ được làm và không được làm trong canh tác hữu cơ, chẳng hạn như các tiêu chuẩn liên quan đến việc sử dụng hóa chất.
Organic là sản phẩm hữu cơ là những sản phẩm được trồng mà không sử dụng thuốc trừ sâu, phân bón tổng hợp, bùn thải, sinh vật biến đổi gen, hoặc bức xạ ion. Động vật cho thịt, gia cầm, trứng và các sản phẩm sữa không dùng thuốc kháng sinh hoặc hormone tăng trưởng. Sản phẩm hữu cơ được sản xuất từ những nông trại chú trọng việc sử dụng các nguồn tài nguyên tái tạo và bảo tồn nguồn đất và nước để nâng cao chất lượng môi trường, môi sinh cho thế hệ tương lai.
CÁC YÊU CẦU CƠ BẢN CỦA TIÊU CHUẨN HỮU CƠ
Về đa dạng sinh học: Nông nghiệp hữu cơ khuyến khích các sinh vật và thực vật sống cùng nhau trong phạm vi lớn, không chỉ ở cùng trên một đồng ruộng mà kể cả các vùng sinh cảnh phụ cận. Càng nhiều các loài thực vật, động vật và các sinh vật đất khác nhau sống trong hệ thống canh tác thì ở đó càng có nhiều các sinh vật giúp duy trì độ phì của đất và ngăn cản sâu bệnh hại. Tính đa dạng sinh học này sẽ giúp cho môi trường sản xuất hữu cơ có năng lực sản xuất ra những sản phẩm lành mạnh trong một môi trường cân bằng.
Về vùng đệm: Mỗi một vùng sản xuất hữu cơ phải được bảo vệ khỏi nguy cơ bị nhiễm các hóa chất rửa trôi hoặc bay sang từ ruộng bên cạnh. Vì thế, mỗi nông dân hữu cơ phải đảm bảo có một khoảng cách thích hợp từ nơi sản xuất rau hữu cơ đến nơi không sản xuất hữu cơ. Khoảng cách này ít nhất là 1 mét được tính từ bờ ruộng đến rìa của tán cây trồng hữu cơ. Nếu nguy cơ ô nhiễm cao thì vùng đệm sẽ phải được tính toán và bổ xung cho rộng hơn.
Nếu nguy cơ ô nhiễm bay theo đường không khí thì sẽ phải trồng một loại cây để ngăn chặn sự bay nhiễm. Loại cây được trồng trong vùng đệm này phải khác với cây trồng hữu cơ. Nếu sự ô nhiễm theo đường nước thì sẽ phải tạo một bờ đất hoặc đào rãnh thoát nước để ngăn cản sự trôi nhiễm.
Về sản xuất song song: Để tránh sự lẫn tạp giữa các loại cây trồng hữu cơ và không hữu cơ (Dù chỉ là vô tình), tiêu chuẩn hữu cơ không cho phép một loại cây cùng được trồng trên cả ruộng hữu cơ và ruộng thông thường tại cùng một thời điểm, chẳng hạn như cùng một lúc sản xuất dưa chuột hữu cơ và dưa chuột thông thường. Có thể được chấp nhận chỉ khi các giống được trồng trên ruộng hữu cơ và ruộng thông thường có thể phân biệt được dễ dàng giữa chúng với nhau. Trường hợp này có thể áp dụng cho các giống khoai tây có màu sắc khác nhau ( màu vàng và màu đỏ) hoặc cho cà chua anh đào (cà chua bi làm salad) với cà chua có kích tthước thông thường.
Chú ý rằng việc lẫn tạp cũng phải được ngăn chặn trong quá trình lưu kho và vận chuyển. Cho nên, sản phẩm hữu cơ sẽ phải được cất trữ và vận chuyển một cách riêng rẽ và được ghi rõ trên nhãn là “Hữu cơ”
Về các vật liệu biến đổi gen: Nông nghiệp hữu cơ ngăn chặn những rủi ro lớn tới sức khỏe và môi trường. Vì vậy, mặc dù những công nghệ phát triển mang tính khoa học cao đôi khi cũng không được chấp nhận nếu không thể dự đoán trước được những nguy cơ có thể xảy ra trong quá trình sản xuất chúng. Vì lý do đó, các vật liệu biến đổi gen (GMOs) không được chấp nhận vì vật liệu gen đưa vào trong một giống nào đó khi được trồng có thể lan truyền qua con đường tạp giao sang các cây hoang dại hoặc các giống không biến đổi gen cùng họ. Hậu quả tiêu cực của trào lưu công nghệ gen này có thể sẽ làm mất đi các giống quý độc nhất vô nhị hoặc các loài hoang dại. Hơn nữa, vẫn còn nhiều thắc mắc về tính an toàn khi ăn các thực phẩm biến đổi gen mà mối quan tâm đặc biệt đối với vấn đề dị ứng thực phẩm. Điều này cũng rất có ý nghĩa quan trọng trong nông nghiệp hữu cơ bởi một vài loại thực vật biến đổi gen có các đặc tính không thích hợp trong canh tác hữu cơ, như các cây trồng kháng thuốc trừ cỏ hoặc các cây trồng có chứa độc tố từ vi khuẩn. Canh tác hữu cơ không sử dụng thuốc diệt cỏ và việc sử dụng các chất điều chế từ vi khuẩn chỉ được phép sử dụng như là biện pháp cuối cùng nếu các biện pháp phòng ngừa khác không có hiệu quả.
CÁC TIÊU CHUẨN SẢN PHẨM HỮU CƠ
Tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ của Việt Nam hiện tại được quy định trong các tiêu chuẩn dưới đây:
TCVN 11041-1:2017 Nông nghiệp hữu cơ – Phần 1: Yêu cầu chung đối với sản xuất, chế biến, ghi nhãn sản phẩm nông nghiệp hữu cơ
TCVN 11041-2:2017 Nông nghiệp hữu cơ – Phần 2: Trồng trọt hữu cơ
TCVN 11041-3:2017 Nông nghiệp hữu cơ – Phần 3: Chăn nuôi hữu cơ
Ngoài ra, tiêu chuẩn hữu cơ các nước cụ thể như sau:
Chứng nhận hữu cơ của Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ, Ủy ban Hữu cơ Quốc gia (USDA) (Mĩ – ban hành năm 2005): chứng nhận tiêu chuẩn hữu cơ nghiêm ngăt nhất bởi vì đây là tiêu chuẩn thực phẩm thực sự. Cơ quan này yêu cầu sản phẩm chứa 95% thành phần hữu cơ mới được sử dụng logo của họ. Ngoài ra, cơ quan này cũng không cho phép sử dụng chất bảo quản tổng hợp và hầu hết các thành phần hóa học khi chế biến.
BDIH (Đức – 1995) Mặc dù được gọi là tiêu chuẩn dành cho sản phẩm chăm sóc cơ thể tự nhiên, BDIH yêu cầu nhà sản xuất phải sử dụng thành phần hữu cơ bất cứ nơi nào có thể. BDIH định nghĩa “nơi có thể” tức là sẵn có đầy đủ số lượng và chất lượng cũng như định nghĩa loại thực vật nào nằm trong danh sách này. Vì vậy, một sản phẩm chứa 0% thành phần hữu cơ vẫn có thể được chứng nhận BDIH. BDIH cũng duy trì danh sách các thành phần có thể được sử dụng trong các sản phẩm cho các hội viên của BDIH. BDIH là tiền bối vì tạo ra chứng nhận hữu cơ cho các sản phẩm chăm sóc cơ thể đầu tiên trên thế giới
Soil Association (Anh -2002) Soil Association yêu cầu tất cả các sản phẩm được chứng nhận của tổ chức này phải thể hiện tỉ lệ hữu cơ trên nhãn sản phẩm. Một sản phẩm được gọi là hữu cơ khi sản phẩm đó phải chứa 95% thành phần hữu cơ. Sản phẩm được ghi là “made with organic X” (làm từ hữu cơ X) phải chứa tối thiểu 70% thành phần hữu cơ. Soil Association không tính thành phần nước trong sản phẩm nhưng nếu nước được dùng để tạo ra 1 thành phần nào đó (chẳng hạn như nước gốc thực vật floral water) thì trọng lượng của nước so với trọng lượng của loại thực vật được sử dụng sẽ quyết định tỉ lệ hữu cơ . Phương pháp này nhằm ngăn ngừa việc các nhà sản xuất làm tăng tỉ lệ thành phần hữu cơ trong sản phẩm của mình bằng nước gốc thực vật.
Cosmebio (Pháp – 2002) Cosmebio yêu cầu các sản phẩm phải chứa 95% thành phần từ nông nghiệp mới được công nhận là hữu cơ. 10% tổng trọng lượng của sản phẩm (bao gồm cả nước) phải là hữu cơ. Cho phép nhiều nhất 5% là thành phần tổng hợp. Cosmebio chỉ dành riêng cho các nhà sản xuất của Pháp và được chứng nhận bởi Eco-cert. Chứng nhận của Eco-cert có giái trị đối với các nhà sản xuất trên toàn thế giới
Eco-cert (Pháp – 2002) Eco-cert yêu cầu các sản phẩm phải chứa 95% thành phần từ nông nghiệp để được chứng nhận là hữu cơ. 10% tổng trọng lượng của sản phẩm (bao gồm cả nước) phải là hữu cơ. Cho phép nhiều nhất 5% là thành phần tổng hợp
Biogaranite (Bỉ – 2004) Tương tự Eco-cert
Biocosc (Thụy Điển – 2006) Yêu cầu 95% các thành phần nông nghiệp để được chứng nhận là hữu cơ. 10% tổng trọng lượng sản phẩm (bao gổm cả nước) phải là hữu cơ. Cho phép tối đa 3% thành phần tổng hợp
CHỨNG NHẬN HỮU CƠ ORGANIC
Trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ người sản xuất hữu cơ, nông dân phải tuân theo các tiêu chuẩn sản xuất nào nó trong nông nghiệp hữu cơ. Quan trọng là tất cả các tiêu chuẩn sẽ cho biết những gì sẽ được làm và không được làm trong canh tác hữu cơ, chẳng hạn như các tiêu chuẩn liên quan đến việc sử dụng hóa chất.
Các yêu cầu của chứng nhận
- Về đa dạng sinh học: Nông nghiệp hữu cơ khuyến khích các sinh vật và thực vật sống cùng nhau trong phạm vi lớn, không chỉ ở cùng trên một đồng ruộng mà kể cả các vùng sinh cảnh phụ cận. Càng nhiều các loài thực vật, động vật và các sinh vật đất khác nhau sống trong hệ thống canh tác thì ở đó càng có nhiều các sinh vật giúp duy trì độ phì của đất và ngăn cản sâu bệnh hại. Tính đa dạng sinh học này sẽ giúp cho môi trường sản xuất hữu cơ có năng lực sản xuất ra những sản phẩm lành mạnh trong một môi trường cân bằng.
- Về vùng đệm: Mỗi một vùng sản xuất hữu cơ phải được bảo vệ khỏi nguy cơ bị nhiễm các hóa chất rửa trôi hoặc bay sang từ ruộng bên cạnh.
- Về sản xuất song song: Để tránh sự lẫn tạp giữa các loại cây trồng hữu cơ và không hữu cơ, tiêu chuẩn hữu cơ không cho phép một loại cây cùng được trồng trên cả ruộng hữu cơ và ruộng thông thường tại cùng một thời điểm
- Về hạt giống và vật liệu trồng trọt: Lý tưởng nhất là tất cả các hạt giống, cây con đều là hữu cơ, tuy nhiên hiện đã được xác nhận rằng ở nước ta hiện chưa có hạt giống và cây con hữu cơ để đáp ứng cho người sản xuất hữu cơ.
- Về các vật liệu biến đổi gen: Nông nghiệp hữu cơ ngăn chặn những rủi ro lớn tới sức khỏe và môi trường. Vì vậy, mặc dù những công nghệ phát triển mang tính khoa học cao đôi khi cũng không được chấp nhận nếu không thể dự đoán trước được những nguy cơ có thể xảy ra trong quá trình sản xuất chúng.
- Về các đầu vào hữu cơ: Trong tiêu chuẩn PGS sẽ định hướng những loại đầu vào có thể được sử dụng trong sản xuất hữu cơ. Chú ý rằng không phải tất cả các sản phẩm trên thị trường có tên gọi “hữu cơ” hay “sinh học” đều được phép sử dụng trong canh tác hữu cơ bởi chúng có thể vẫn chứa hóa chất hoặc cách thức sản xuất ra chúng không theo các nguyên tắc hữu cơ (bằng cách sử dụng các chất biến đổi gen GMOs chẳng hạn). Vì thế, nông dân luôn phải kiểm tra theo tiêu chuẩn PGS trước khi đưa vào sử dụng một sản phẩm mới cho sản xuất hữu cơ
CHỨNG NHẬN HỮU CƠ HOẠT ĐỘNG NHƯ THẾ NÀO ?
Mỗi tổ chức chứng nhận hữu cơ tạo nên một hệ thống quy định mà một sản phẩm và nhà sản xuất phải đáp ứng để được chứng nhận. Những quy định này nhằm đáp ứng những tiêu chí sau:
- Yêu cầu mức độ tối thiểu thành phần hữu cơ có trong sản phẩm
- Tỉ lệ các thành phần tổng hợp được cho phép, nếu có ( chất bảo quản, chất hóa học, hương liệu…)
- Các thành phần mà sản phẩm có thể hoặc không có thể bao gồm
- Các quá trình có thể sử dụng để tạo ra hoặc quá trình sản xuất
- Thành phần nước được tính
Trả lời