Triển khai ISO 9001:2015 là một cách để giúp Doanh nghiệp áp dụng ISO thành công. Ngoài việc doanh nghiệp tự áp dụng, Doanh nghiệp có thể lựa chọn đơn vị tư vấn phù hợp. Các đơn vị tư vấn sẽ có các chuyên gia và kinh nghiệm triển khai. Kết hợp với quy trình, kế hoạch tư vấn bài bản sẽ mang lại nhiều lợi ích cho Doanh nghiệp.
Trên thị trường kinh doanh để đáp ứng được những nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao của khách hàng, tạo được sức cạnh tranh vững mạnh của doanh nghiệp mình thì việc áo dụng tiêu chuẩn ISO 9001:2015 là một điều tất yếu.
ISO 9001:2015 là tiêu chuẩn hệ thống quản lý chất lượng, nó mang lại rất nhiều lợi ích cho bất kỳ công ty nào áp dụng nó. Một khi tổ chức của bạn được chứng nhận ISO 9001:2015 có nghĩa tổ chức của bạn đã vượt qua được đánh gíá chứng nhận ISO 9001:2015 của cơ quan đăng ký. Để Quý công ty hiểu rõ hơn về nội dung này, bạn cần nắm được các thông tin về ISO; Kế hoạch triển khai và quy trình triển khai ISO.
TỔNG QUAN VỀ ISO 9001:2015
-
ISO là gì ?
ISO là tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa (The International Organization for Standardization).
-
Chứng nhận ISO 9001 là gì ?
Chứng nhận ISO 9001 là một tiêu chuẩn quốc tế về quản lý chất lượng,áp dụng cho mọi tổ chức doanh nghiệp thuộc mọi ngành nghê, mọi thành phần kinh tế và mọi hình thức hoạt động kinh doanh. Tiêu chuẩn này được xây dựng dựa trên tám nguyên tắc quản lý chất lượng. Bao gồm: Hướng đến khách hàng. Sự lãnh đạo, Sự tham gia của đội ngũ. Cách tiếp cận theo quá trình, Cách tiếp cận theo hệ thống đối với quản lý. Cải tiến liên tục. Quyết định dựa trên sự kiện. Quan hệ hợp tác cùng có lợi với nhà cung cấp.
-
Lịch sử hình thành ISO 9001
Bộ tiêu chuẩn ISO về hệ thống quản lý chất lượng được ban hành lần đầu vào năm 1987. Bộ tiêu chuẩn ISO về hệ thống quản lý chất lượng được xét duyệt lần đầu vào năm 1994. Xét duyệt lần hai vào năm 2000. Xét duyệt lần ba vào năm 2008. Xét duyệt lần bốn vào năm 2015.
Phiên bản mới nhất là ISO 9001:2015.
CÁC BƯỚC TRIỂN KHAI ÁP DỤNG ISO 9001:2015
Bước 1: Tìm hiểu tiêu chuẩn ISO 9001
Doanh nghiệp cần tìm hiểu và xác định xem có thể áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001 vào hệ thống chất lượng và quá trình phát triển của công ty như thế nào. Doanh nghiệp tìm hiểu các yêu cầu của tiêu chuẩn sau đó đối chiếu với thực tế. Doanh nghiệp có thể tham khảo trên website của các tổ chức ISO để hiểu thêm về Tiêu chuẩn.
GOODVN sẽ tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc liên quan tới tiêu chuẩn cho Doanh nghiệp.
Bước 2: Đánh giá thực trạng của doanh nghiệp và so sánh với tiêu chuẩn
Đối với các doanh nghiệp đã có các quá trình và thủ tục được thiết lập. Các bước này có thể tiến hành đơn giản. Việc đánh giá quá trình và thủ tục sẽ do người có kiến thức về ISO thực hiện.
Thông thường ở các doanh nghiệp, các quá trình và thủ tục chưa được thiết lập một cách phù hợp hoặc chưa được lập thành văn bản đầy đủ. Thậm chí đôi khi không có thủ tục hoặc có thủ tục nhưng chưa được tuân thủ. Trong trường hợp các quá trình và thủ tục đã được thiết lập và được viết ra thì người đánh giá sẽ xem xét và đối chiếu với tiêu chuẩn. Còn trong trường hợp doanh nghiệp chưa có hệ thống văn bản thì cần tiến hành xây dựng hệ thống văn bản.
Đây thực sự là một bài toán khó cho Doanh nghiệp để có thể tự đánh giá. Nội dung này sẽ được thực hiện tốt nhất nếu có một đơn vị tư vấn ISO thực hiện. Tổ chức này sẽ đánh giá và đưa ra các khuyến nghị, kế hoạch để áp dụng thành công ISO.
Sau đánh giá thực trạng, công ty có thể xác định được những gì cần thay đổi và bổ sung để hệ thống chất lượng của bạn phù hợp với tiêu chuẩn.
Bước 3: Thiết lập hệ thống tổ chức chỉ đạo cho việc áp dụng ISO 9001
Việc áp dụng ISO 9001 có thể xem như là một dự án lớn. Vì vậy các Doanh nghiệp cần tổ chức thành dự án sao cho có hiệu quả. Nói chung, nên có một Ban ISO hoặc nhân sự phụ trách có kiến thức về ISO tại doanh nghiệp. Như vậy sẽ giúp quá trình xây dựng, áp dụng ISO trở nên hiệu quả và nhanh chóng hơn.
Bước 4: Thiết lập Quy trình và xây dựng văn bản hệ thống chất lượng theo ISO 9001
Đây là một trong những bước quan trọng và tốn thời gian nhất trong quá trình áp dụng ISO. Tiêu chuẩn ISO 9001 đòi hỏi phải có hệ thống các tài liệu bắt buộc. Việc viết các tài liệu này sẽ làm tốn nhiều thời gian và công sức. Nhưng nó cũng trả lời được câu hỏi: “Tổ chức sẽ được gì sau khi áp dụng ISO 9001”?
Sẽ có các mẫu sẵn có để bạn tham khảo. Và dựa vào đó, DN có thể viết theo sao cho phù hợp và đúng với điều kiện thực tế của tổ chức. Mỗi một hạng mục, lại có nhiều mẫu để bạn tham khảo. Việc lựa chọn các mẫu này sao cho phù hợp cũng rất quan trọng. Nó phải đáp ứng được việc xây dựng và áp dụng hệ thống tiêu chuẩn chất lượng ISO 9001.
Xây dựng quy trình trong ISO 9001:2015
Từ những nội dung đã đánh giá thực trạng trước đó. Doanh nghiệp cần hệ thống hóa lại quy trình, các yếu tố cần quản lý trong doanh nghiêp. Đồng thời, Doanh nghiệp xây dựng các văn bản để cụ thể hóa các công việc cần quản lý. Ví dụ: Quy trình Quản lý sản xuất; Quy trình Quản lý máy móc thiết bị; Quy trình Kiểm soát nguyên vật liệu….
- Theo yêu cầu của tiêu chuẩn doanh nghiệp phải chỉ định đại diện lãnh đạo về chất lượng. Người này có trách nhiệm đối với chứng nhận hệ thống chất lượng. Đây là người quản lý có quyền ra quyết định và huy động những nguồn lực khi cần thiết. Cần bổ nhiệm vào vị trí này một cán bộ có phẩm chất và năng lực. Đồng thời có đầy đủ quyền hạn và trách nhiệm trong công việc điều hành bộ máy chất lượng.
- Xây dựng Sổ tay chất lượng bằng văn bản. Sổ tay chất lượng như một tài liệu tổng hợp tất cả các vấn đề cần kiểm soát trong doanh nghiệp. Bao gồm các quy trình, biểu mẫu, hướng dẫn và quan trọng nhất là mô tả sự tương tác giữa các quá trình, bộ phận, nhận sự trong Doanh nghiệp. Hay nói đơn giản “Sổ tay chất lượng là sách hướng dẫn về hệ thống của ISO Doanh nghiệp”.
- Lập thành văn bản tất cả các quá trình và thủ tục liên quan.
Bước 5: Triển khai áp dụng trên thực tế hệ thống chất lượng theo ISO 9001
Công ty cần áp dụng hệ thống chất lượng đã thiết lập để chúng minh hiệu lực và hiệu quả của hệ thống. Trong bước này cần thực hiện các hoạt động sau:
· Phổ biến cho tất cả mọi cán bộ công nhân viên trong công ty nhận thức về ISO 9000.
· Hướng dẫn cho cán bộ công nhân viên thực hiện theo các qui trình, thủ tục đã được viết ra.
· Phân rõ trách nhiệm ai sử dụng tài liệu nào và thực hiện theo đúng chức năng, nhiệm vụ, và thủ tục được mô tả.
· Tổ chức các cuộc đánh giá nội bộ để đánh giá sự phù hợp của hệ thống. Sau đó đề ra các hành động khắc phục dối với sự không phù hợp.
Trong quá trình đó, các quy trình làm việc mới có thể làm phát sinh ra một số vấn đề. Những vấn đề đó phải được ghi chép lại thành một hướng dẫn thực hiện chi tiết công việc. Việc này phải được chính những nhân viên trực tiếp làm công việc đó viết ra.
Bước 6: Đánh giá nội bộ
Ở bước 2, tổ chức đã cử người làm đại diện, có hiểu biết nhất định về ISO. Sau tất cả các bước thực hiện, ISO 9001 yêu cầu tổ chức phải đánh giá nội bộ định kỳ hàng tháng để biết được chất lượng công việc sau khi áp dụng HTQLCL ISO 9001. Đây là việc làm cần thiết và quan trọng trước khi được đánh giá chứng nhận ISO 9001.
Đánh giá nội bộ nhằm xác định xem hệ thống chất lượng của công ty đã phù hợp với tiêu chuẩn chưa và có được thực hiện một cách hiệu quả không, xác định các vấn đề còn tồn tại để khắc phục. Việc đánh giá trước chứng nhận có thể do chính công ty thực hiện hoặc do tổ chức bên ngoài thực hiện.
Điều 7: Chuẩn bị cho đánh giá chứng nhận.
Việc chuẩn bị cho đánh giá chứng nhận bao gồm các bước sau:
· Đánh giá trước chứng nhận nhằm xác định xem hệ thống chất lượng của công ty đã phù hợp với tiêu chuẩn chưa và có được thực hiện một cách hiệu quả không, xác định các vấn đề còn tồn tại để khắc phục. Việc đánh giá trước chứng nhận có thể do chính công ty thực hiện hoặc do tổ chức bên ngoài thực hiện.
· Lựa chọn tổ chức chứng nhận: Tổ chức chứng nhận hay đánh giá của bên thứ ba là tổ chức đã công nhận cho việc thực hiện đánh giá và cấp chứng nhận phù hợp với tiêu chuẩn ISO 9000. Về nguyên tắc, mọi chứng chỉ ISO 9000 đều có giá trị như nhau không phân biệt tổ chức nào tiến hành cấp. Công ty có quyền lựa chọn bất kỳ tổ chức nào để đánh giá và cấp chứng chỉ.
· Chuẩn bị về mặt tổ chức và nguồn lực để tiến hàng đánh giá.
Bước 8: Tiến hành đánh giá chứng nhận
Tổ chức chứng nhận tiến hành đánh giá chứng nhận chính thức hệ thống chất lượng của công ty.
Bước 9: Duy trì hệ thống chất lượng sau khi chứng nhận
Ở giai đoạn này cần tiến hành khắc phục các vấn đề còn tồn tại phát hiện qua đánh giá chứng nhận và tiếp tục thực hiện các hoạt động theo yêu cầu của tiêu chuẩn để duy trì và không ngừng cải tiến hệ thống chất lượng của công ty.
Trên đây là một số các bước công việc cơ bản cần phải tiến hành để tiến tới chứng nhận ISO 9000. Thời gian và khối lượng công việc phải làm phụ thuộc rất nhiều vào thực trạng của doanh nghiệp. Bên cạnh kế hoạch tổng thể, doanh nghiệp cần xây dựng kế hoạch chi tiết cho các bước cụ thể. Trong đó có việc phân công bộ phận hay con người chịu trách nhiệm chính và thời gian biểu chi tiết.
QUY TRÌNH ÁP DỤNG ISO 9001:2015
Quy trình áp dụng ISO 9001:2015 của chúng tối gồm các bước sau:
Bước 1: Khảo sát thực trạng tại đơn vị.
- Làm rõ các đặc tính lĩnh vực hoạt động và quy trình hoạt động hiện tại của đơn vị;
- Xác định bối cảnh, rủi ro và cơ hội trong hoạt động chất lượng;
- Đưa ra các biện pháp kiểm soát ban hành;
- Đề xuất bổ sung, thay đổi hệ thống hiện hành;
Bước 2: Lập kế hoạch, đào tạo và xây dựng hệ thống tài liệu.
- Xây dựng kế hoạch chi tiết triển khai dự án;
- Bổ nhiệm đại điện lãnh về chất lượng đạo
(QMR) và Ban ISO; - Đào tạo nhận thức về tiêu chuẩn ISO 9001:2015. Đào tạo, hướng dẫn phân tích bối cảnh, quá trình, những rủi ro và cơ hội. So sánh các điểm khác biệt của ISO 9001:2008 và iso 9001:2015;
- Ban hành và áp dụng hệ thống tài liệu. Hướng dẫn áp dụng hệ thống tài liệu, giám sát việc áp dụng và xử lý các phản hồi để cải tiến.
Bước 3: Đánh giá và xem xét hệ thống.
- Đào tào chuyên gia đánh giá nội bộ và tiến hành đánh giá nội bộ. Phân tích giúp mọi người hiểu rõ về ISO 9001:2015, đào tạo những kỹ năng cần thiết để trở thành chuyên gai đánh giá nội bộ và tiến hành đánh giá nội bộ;
Sau khi đánh giá sẽ tiến hành khắc phục và phòng ngừa đối với các điểm không phù hợp được phát hiện trong quá trình đánh giá nội bộ;
- Gửi đơn đăng ký chứng nhận và thống nhất ngày đánh giá của Tổ chức chứng nhận. Bên thứ 3 tiến hành đánh gái tại đơn vị;
- Ban tư vấn ISO 9001:2015 cùng tham gia hướng dẫn khắc phục đối với các điểm không phù hợp được phát hiện bởi bên thứ 3.
Bước 4: Chứng nhận ISO 9001.
- Doanh nghiệp đáp ứng đủ điều kiện, điều khoản mà ISO đưa ra trong từng hạng mục thì sẽ được cấp giấy chứng nhận ISO.
- Sau khi hoàn thoàn các thủ tục đánh giá và doanh nghiệp đáp ứng đủ các điều kiện. Tổ chức chứng nhận cấp chứng nhận ISO 9001:2015 cho đơn vị.
THỜI GIAN THỰC HIỆN ÁP DỤNG VÀ CHỨNG NHẬN ISO 9001
- Thời gian tư vấn ISO 9001:2015 từ 60-90 ngày.
- Thời gian cấp chứng nhận ISO 9001:2015 từ 10-15 ngày.
Trước những lợi ích to lớn mà ISO 9001:2015 mang lại cho doanh nghiệp thì việc áp dụng và duy trì hệ thống này đóng vai trò quan trọng trong tiến trình phát triển hội nhập kinh tế quốc tế của công ty, tạo được niềm tin và đồng thời khẳng định chất lượng sản phẩm của công ty trên thị trường.
Với đội ngũ chuyên viên dày dạn kinh nghiệm, được đào tạo chuyên sâu. Chúng tôi sẽ làm hài lòng khách hàng về dịch vụ của mình.
Mọi nhu cầu hay thắc mắc liên quan đến ISO 9001 hệ thống quản lý chất lượng. Quý khách hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ miễn phí trên mọi tỉnh thành.
GỌI NGAY: 0945.001.005 – 0963.831.555 – 02466.82.0505
CHÚNG TÔI Ở ĐÂY ĐỂ PHỤC VỤ BẠN !
Trả lời