Nông nghiệp hữu cơ là gì? Có nên chuyển đổi canh tác theo nông nghiệp hữu cơ không?
Nông nghiệp hữu cơ là một mô hình nông nghiệp còn khá mới tại Việt Nam nhưng đã được áp dụng từ lâu ở những nước phát triển. Trong bối cảnh thực phẩm bẩn tràn lan, không kiểm soát như hiện nay thì những thực phẩm gắn nhãn “thực phẩm xanh, sạch, nguyên chất, không hóa chất”,… sẽ nhanh chóng thu hút người tiêu dùng. Do đó việc phát triển nông nghiêp hữu cơ chắc chắn sẽ là bước đi cần thiết và kịp thời cho nông nghiệp nước ta hiện nay.
Nông nghiệp hữu cơ – Mô hình phát triển bền vững tất yếu
Nông nghiệp hữu cơ là việc sản xuất dựa trên tiêu chuẩn các nguyên tắc quy định bởi IFOAM (Liên đoàn các phong trào canh tác nông nghiệp hữu cơ Quốc tế). Mục tiêu của nguyên tắc này là các hệ sinh thái cây trồng, vật nuôi được đảm bảo và tạo ra các sản phẩm chất lượng an toàn cho người sử dụng. Ngoài ra, canh tác theo nông nghiệp hữu cơ còn mang lại hiệu quả trong kinh tế, duy trì và gia tăng độ màu mỡ lâu dài cho đất. Đây là phương pháp trồng rau, củ, quả không sử dụng bất kì loại hóa chất độc hại trong bảo vệ thực vật để trừ sâu, bệnh, cỏ dại cũng như phân hóa học, sản xuất hướng đến sự cân bằng sinh thái trong tự nhiên.
Nguyên tắc cơ bản trong canh tác nông nghiệp hữu cơ
Sản xuất nông nghiệp hữu cơ là loại bỏ hoàn toàn việc sử dụng hóa chất tổng hợp, phân bón vô cơ, các chất điều tiết sinh trưởng của cây trồng, các chất kích thích, và thuốc kháng sinh trong chăn nuôi gia súc. Nông dân canh tác theo nông nghiệp hữu cơ dựa trên việc quay vòng của mùa vụ, tận dụng các phần còn lại sau khi thu hoạch, phân động vật, canh tác cơ giới nhằm duy trì độ phì nhiêu cho đất, đảm bảo cây trồng được cung cấp đủ chất dinh dưỡng đồng thời có thể kiểm soát được các loại cỏ dại, sâu, bệnh hại. Canh tác hữu cơ sẽ cải thiện và duy trì cảnh quan tự nhiên và hệ thống sinh thái nông nghiệp, tránh khai thác quá mức gây ô nhiễm môi trường, giảm thiểu việc sử dụng năng lượng và các nguồn không tái sinh. Mục đích mà nông nghiệp hữu cơ hướng tới là tối đa hóa an toàn sức khỏe và hiệu quả năng suất của cộng đồng, độc lập về đất đai, cây trồng, vật nuôi và con người.
Thực trạng chứng nhận nông nghiệp hữu cơ tại Việt Nam
– Còn nhiều thử thách Nông nghiệp hữu cơ sẽ là một lựa chọn hoàn hảo cho nền nông nghiệp hiện nay. Theo báo cáo năm 2016 của IFOAM, năm 2014, nhu cầu tiêu dùng hữu cơ tăng gấp 5 lần so với năm 1999. Hơn thế nữa Việt Nam là nước mạnh về nông nghiệp, điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp hữu cơ trên diện rộng. Tuy nhiên trên thực tế hiện nay diện tích dùng làm nông nghiệp hữu cơ chỉ chiếm 0.2%, diện tích đất dành cho lĩnh vực này vài năm nay có tăng nhưng không đáng kể. Việt Nam vẫn chưa có hệ thống các tiêu chuẩn quốc gia và khung pháp lý cho sản xuất cũng như chứng nhận và giám sát cho sản phẩm hữu cơ. Theo thống kê của tổ chức nông nghiệp hữu cơ quốc tế IFOAM, Việt Nam chỉ mới có bộ tiêu chuẩn PGS do Hội Nông Nghiệp Hữu cơ Việt Nam ban hành, tuy nhiên bộ tiêu chuẩn này vẫn chưa được pháp luật công nhận. Các doanh nghiệp trong nước còn phụ thuộc nhiều vào các tiêu chuẩn chứng nhận nông nghiệp hữu cơ Quốc tế như USDA (Bộ chứng nhận nông nghiệp hữu cơ Hoa Kì) và EU (Tiêu chuẩn bởi liên minh Châu Âu) và một số chứng nhận hữu cơ quốc tế khác như JAS,… Hiện nay, tại Việt Nam mới chỉ có một số doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận hữu cơ USDA, EU như là: Sản phẩm Dừa Lương Quới ở tỉnh Bến Tre; Rau sạch quốc tế FVF ở Hà Nội; Organik Đà Lạt; Gạo hoa sữa của Trang trại Xanh Viễn Phú và các mô hình nuôi tôm sinh thái tại tỉnh Cà Mau… Tuy nhiên, chi phí để được chứng nhận hữu cơ hiện còn đắt đỏ, đòi hỏi các nhà đầu tư tham gia lĩnh vực này thường phải có lượng vốn lớn và mạnh. Điều này là một trở ngại lớn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ngoài ra quy trình tiến hành kiểm định quá trình canh tác và cấp giấy chứng nhận sản xuất theo nông nghiệp hữu cơ rất khắt khe, từ nguồn nước, nguồn đất, giống, cây trồng. Vì vậy, việc phát triển nông nghiệp hữu cơ đang gặp phải nhiều khó khăn phía trước.
Giải pháp cho nền nông nghiệp hữu cơ: Để nông nghiệp hữu cơ nước ta phát triển bền vững hơn, điểu đầu tiên là cần có các chính sách hỗ trợ cụ thể từ nhà nước và các bộ ngành có liên quan. Thứ hai, cần kết nối các doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp hữu cơ, tìm các nhà đầu tư và các nhà phân phối lớn để ổn định đầu ra cho sản phẩm. Đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền về các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ, xây dựng được cộng đồng, phải làm sao để người dân khi nhắc tới các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ không chỉ nghĩ đó là thực phẩm sạch, an toàn mà còn là một mô hình nông nghiệp giúp bảo vệ và cải thiện môi trường sống và sức khoẻ.
Tổng quan các tiêu chuẩn chứng nhận hữu cơ quốc tế phổ biến ở Việt Nam
1. USDA: Tên chứng nhận: USDA Đây là một trong những chứng nhận hữu cơ theo tiêu chuẩn hữu cơ nghiêm ngặt nhất. USDA còn có nhiều cấp bậc nhưng chỉ những sản phẩm chứa từ 95%-100% nguyên liệu hữu cơ (organic) mới được gắn dấu (logo) của USDA trên tem nhãn sản phẩm.
- Tiêu chuẩn hữu cơ EU bởi Liên Minh Châu ÂuTên chứng nhận: EU Các nhãn sản phẩm hữu cơ EU hiện nay nghĩa là ít nhất 95% thành phần được sử dụng trong thực phẩm hữu cơ được chế biến từ nguồn gốc hữu cơ.
- Tiêu chuẩn JAS ban hành bởi Bộ Nông Nghiệp Nhật Bản
Tên chứng nhận: JAS Các tiêu chuẩn JAS cho cây trồng và thực phẩm chế biến hữu cơ nguồn gốc thực vật được thành lập năm 2000 trên cơ sở hợp với hướng dẫn cho việc sản xuất, chế biến, ghi nhãn và tiếp thị các loại thực phẩm hữu cơ được sản xuất mà đã được thông qua bởi Ủy ban Codex Alimentarius4. Tiêu chuẩn hữu cơ Canada
Chứng nhận hữu cơ Canada dành cho các nhà sản xuất thực phẩm hữu cơ do Ban Thanh tra thực phẩm hữu cơ Canada liên kết quản lý chặt chẽ với ngành sản xuất hữu cơ. Bản nội quy các sản phẩm hữu cơ và logo mới này đã được thông qua và áp dụng thực hiện bởi chính phủ Canada năm 2009
Trả lời