Công bố thực phẩm – tăng độ tin cậy, tăng hiệu suất kinh doanh


Là thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm… không phân biệt sản xuất trong nước hay nhập khẩu kinh doanh, miễn nó được tiêu thụ tại Việt Nam phải tiến hành công bố chất lượng

Công bố thực phẩm hay còn gọi là công bố tiêu chuẩn chất lượng thực phẩm, là việc bắt buộc các doanh nghiệp phải thực hiện trước khi đưa thực phẩm ra thị trường hoặc tiêu thụ. Tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào cũng am hiểu về thủ tục khiến quá trình công bố, đưa thực phẩm ra thị trường chậm trễ, ảnh hưởng đến doanh thu và uy tín của doanh nghiệp.
Vậy:
– Doanh nghiệp của bạn có thuộc diện công bố thực phẩm hay không?
– Tại sao bạn phải công bố thực phẩm?
– Quy trình, thủ tục công bố thực phẩm diễn ra như thế nào?
– Làm thế nào để hoàn thành việc công bố nhanh chóng và tiết kiệm?
Cùng chúng tôi tìm câu trả lời trong bài viết này.

I. CÔNG BỐ THỰC PHẨM ÁP DỤNG CHO ĐỐI TƯỢNG NÀO?

1. Đối tượng công bố thực phẩm:

– Là các cá nhân, tổ chức sản xuất hoặc kinh doanh thực phẩm có đăng ký kinh doanh tại Việt Nam;
– Hoặc đại diện công ty nước ngoài có thực phẩm được đưa vào thị trường Việt Nam tiêu thụ.
– Công bố thực phẩm áp dụng cho mọi cá nhân, tổ chức đang sản xuất, kinh doanh thực phẩm

2. Thực phẩm phải công bố:

– Là thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm… không phân biệt sản xuất trong nước hay nhập khẩu kinh doanh, miễn nó được tiêu thụ tại Việt Nam;
– Là bất cứ sản phẩm nào nếu liên quan đến vệ sinh, an toàn thực phẩm (kể cả dụng cụ chứa đựng, bao bì, nguyên liệu sản xuất thực phẩm…);
– Là thực phẩm được sản xuất trong nước để mang đi nhập khẩu, phải được công bố đạt tiêu chuẩn chất lượng theo yêu cầu của nước được nhập khẩu.
– Thịt là thực phẩm phải được kiểm tra và công bố chất lượng

II. TẠI SAO PHẢI CÔNG BỐ CHẤT LƯỢNG THỰC PHẨM?

– Những vấn đề liên quan đến thực phẩm luôn được Nhà nước và người tiêu dùng quan tâm hàng đầu, đó là lý do tại sao chúng ta phải công bố thực phẩm.
– Công bố thực phẩm vì Nhà nước quy định
Nghị định số 15/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định tại Luật an toàn thực phẩm như sau: Các tổ chức, cá nhân đang tham gia sản xuất kinh doanh thực phẩm tại Việt Nam phải tiến hành công bố hợp quy hoặc công bố phù hợp với quy định an toàn cho các sản phẩm là thực phẩm sản xuất trong nước, thực phẩm xuất khẩu khi lưu thông trên thị trường.
– Như vậy chúng ta công bố thực phẩm trước hết là để tuân thủ quy định mà Nhà nước ban hành.
Công bố thực phẩm vì lòng tin của người tiêu dùng
– Với người tiêu dùng, không gì quan trọng hơn là vấn đề an toàn thực phẩm bởi nó liên quan trực tiếp đến sức khỏe của họ. Sản phẩm được chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng, được công bố rõ ràng luôn tạo sự tin tưởng và được họ lựa chọn nhiều hơn.
Công bố thực phẩm để tăng hiệu quả kinh doanh, tăng sự uy tín
Tuân thủ quy định của Nhà nước và chiếm được lòng tin của người tiêu dùng là hai yếu tố quan trọng để hiệu quả kinh doanh được tăng lên rõ rệt, uy tín của doanh nghiệp cũng được khẳng định thêm một lần nữa.
– Công bố thực phẩm để tăng sự uy tín cho sản phẩm

III. QUY TRÌNH CÔNG BỐ THỰC PHẨM

Bước 1: Kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm tại trung tâm kiểm nghiệm được nhà nước công nhận/chỉ định;

Bước 2: Soạn hồ sơ công bố bao gồm: Bản tự công bố theo mẫu và kết quả kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm;

Bước 3: Nộp hồ sơ lên cơ quan chức năng có thẩm quyền 

Bước 4: Nếu hồ sơ hợp lệ sau 15 ngày cơ quan chức năng sẽ đăng tải trên cổng thông tin điện tử.

IV. THỦ TỤC CÔNG BỐ THỰC PHẨM

– Thứ nhất, công bố tiêu chuẩn thực phẩm bằng “Bản công bố tiêu chuẩn sản phẩm” kèm theo “Bản tiêu chuẩn cơ sở”.
– Thứ hai, làm thủ tục công bố tiêu chuẩn tại Bộ Y tế đối với doanh nghiệp kinh doanh nước khoáng đóng chai, thuốc lá, thực phẩm đặc biệt hoặc nhập khẩu thực phẩm, nguyên liệu, phụ gia, vật liệu tiếp xúc với thực phẩm…
– Thứ ba, các trường hợp sản xuất, kinh doanh thực phẩm không thuộc đối tượng nói trên nộp hồ sơ công bố tiêu chuẩn tại Sở Y tế tỉnh/ thành phố.
– Thứ tư, hồ sơ công bố thực phẩm sẽ được đăng công khai trên trang mạng cơ quan quản lý do UBND địa phương chỉ định

V. THÀNH PHẦN HỒ SƠ CÔNG BỐ THỰC PHẨM

HỒ SƠ TỰ CÔNG BỐ CHẤT LƯỢNG THỰC PHẨM THƯỜNG GỒM:
Theo quy định tại  Điều 5 – Nghị định số 15/2015/NĐ-CP. Hồ sơ tự công bố sản phẩm bao gồm:
– Bản tự công bố sản phẩm MẪU SỐ 1 NGHỊ ĐỊNH 15/2018/NĐ-CP
– Phiếu kết quả kiểm nghiệm sản phẩm.
Tuy nhiên trên thực tế, theo quy định của các Thông tư, hướng dẫn liên quan. Hồ sơ tự công bố sản phẩm tại Doanh nghiệp thông thường sẽ phải gồm những nội dung sau: 
  1. Bản tự công bố sản phẩm 
  2. Phiếu kiểm nghiệm
  3. Nhãn chính sản phẩm 
  4. Bản tiêu chuẩn sản phẩm
  5. Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (nếu cần)
  6. Chứng chỉ ISO 22000

VI. DỊCH VỤ CÔNG BỐ CHẤT LƯỢNG TẠI GOODVN:

Kiến thức và thủ tục công bố thực phẩm quá phức tạp và khó hiểu, bạn cần một đơn vị giúp bạn giải quyết vấn đề một cách nhanh gọn, hiệu quả, tiết kiệm thời gian và chi phí?
Ai có thể giúp bạn hoàn thành việc công bố thực phẩm nhanh chóng và hiệu quả?
GOODVN có mặt ở đây để giúp bạn không chỉ hoàn thành việc công bố thực phẩm mà còn tư vấn, giải quyết mọi thắc mắc của bạn về vấn đề xung quanh
– Tư vấn quy định của Nhà nước về việc công bố thực phẩm
– Tư vấn thủ tục công bố tiêu chuẩn chất lượng thực phẩm
– Tư vấn việc chuẩn bị tài liệu và hồ sơ chuẩn.
– Giúp bạn kiểm tra, đánh giá tính pháp lý của các giấy tờ:
– Phân tích, đánh giá tính hợp pháp và sự phù hợp đối với những tài liệu bạn đang có
– Sẵn sàng đàm phán, gặp mặt trao đổi với khách hàng của bạn trong việc công bố tiêu chuẩn sản phẩm
– Đại diện cho bạn dịch thuật và công chứng các giấy tờ liên quan.
– Tiến hành soạn hồ sơ công bố cho bạn
– Theo dõi hồ sơ và thông báo khi có kết quả
– Nhận kết quả công bố thực phẩm và trao tận tay bạn

Liên hệ ngay với chúng tôi để nhận được báo giá tốt nhất! Chúng tôi cam kết: 

  •  Giảm giá dịch vụ trong lần tiếp theo
  •  Công bố càng nhiều chi phí càng rẻ (Chi phí giảm dần theo số lượng sản phẩm cần công bố)
  •  Hỗ trợ tư vấn MIỄN PHÍ về công bố mỹ phẩm nhập khẩu
  •  Tư vấn MIỄN PHÍ thủ tục thông quan
  •  Tư vấn các dịch vụ liên quan như: Công bố thực phẩm chức năng, công bố lưu hành thiết bị y tế
  •  Cập nhập các văn bản pháp luật liên quan hàng tháng qua email

Share this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *