QUY TRÌNH ĐẠT CHỨNG NHẬN ISO 27001:2013

Category: ISO 27001:2013 Post Date: 29 Tháng Mười, 2018

Chứng nhận ISO 27001:2013

Chứng nhận ISO 27001 về Hệ thống quản lý an toàn thông tin là bằng chứng cho Doanh nghiệp về việc áp dụng ISO 270001. ISO 27001:2013 là một tiêu chuẩn có yêu cầu khá khắt khe. Để đạt được chứng nhận ISO 27001; Doanh nghiệp sẽ phải mất khá nhiều thời gian và công sức.

Vậy làm thế nào để đạt được chứng nhận ? Chúng tôi xin hướng dẫn doanh nghiệp áp dụng, xây dựng hệ thống để đạt được chứng nhận ISO 27001.

TỔNG QUAN VỀ TIÊU CHUẨN ISO 27001:2013

Tùy thuộc vào quy mô và lĩnh vực hoạt động, mỗi tổ chức có thể có các phương thức tiếp cận khác nhau để xây dựng Hệ thống quản lý An toàn thông tin (ATTT) phù hợp. ISO 27001: 2013 đề cập khá đầy đủ các yêu cầu đảm bảo ATTT của một tổ chức.

Theo tiêu chuẩn ISO/IEC 27001: 2013. Thông tin và các hệ thống, quy trình, cán bộ liên quan đều là tài sản của tổ chức. Tất cả các tài sản đều có giá trị trong tổ chức và cần được bảo vệ thích hợp. Do thông tin tồn tại và được lưu trữ dưới nhiều hình thức khác nhau. Tổ chức phải có các biện pháp bảo vệ phù hợp để hạn chế rủi ro.

Bên cạnh những rủi ro về ATTT do bị tấn công phá hoại có chủ đích. Tổ chức cũng có thể gặp phải những rủi ro đối với thông tin. Nếu các quy trình quản lý, vận hành không đảm bảo; Việc quản lý quyền truy cập chưa được kiểm tra và xem xét định kỳ; Nhận thức của nhân viên trong việc sử dụng và trao đổi thông tin chưa đầy đủ…. Do đó, ngoài các biện pháp kỹ thuật, tổ chức cần xây dựng và áp dụng các chính sách, quy định, quy trình vận hành phù hợp để giảm thiểu rủi ro. 

LỢI ÍCH CỦA TIÊU CHUẨN ISO 27001

ISMS sẽ giúp tổ chức thực hiện việc kiểm soát và định hướng cho các hoạt động đảm bảo ATTT. Việc Hệ thống vận hành tốt sẽ giúp công tác đảm bảo ATTT tại tổ chức được duy trì liên tục, được xem xét đánh giá định kỳ và không ngừng cải tiến để đối phó với các rủi ro mới phát sinh. Các hoạt động đảm bảo ATTT trong tổ chức sẽ mang tính hệ thống, giảm sự phụ thuộc vào cán bộ thực thi và luôn được xem xét, đánh giá để nâng cao hiệu quả.

ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG ISO 27001

Tiêu chuẩn ISO 27001 áp dụng cho tất cả các tổ chức, không phân biệt quy mô, địa điểm. Đây là tiêu chuẩn mang tính chất tự nguyện, tập trung vào việc thiết lập, duy trì và cải tiến hệ thống quản lý bảo mật thông tin.

TỔ CHỨC CHỨNG NHẬN ISO | GOODVN

Văn phòng chứng nhận Quốc gia – GOOD Việt Nam là Tổ chức chứng nhận được cấp phép và chỉ định bởi Bộ Khoa học Công nghệ. GOODVN được phép đánh giá và cấp chứng nhận tiêu chuẩn ISO.

Quy trình đánh giá chứng nhận của GOODVN tuân thủ quy định của pháp luât và quy tắc của Tổ chức tiêu chuẩn thế giới ISO.

Chứng chỉ ISO do GOODVN trực tiếp cấp có giá trị toàn quốc toàn quốc thông qua logo và dấu hiệu chứng nhận.

Chứng chỉ hiện đại ứng dụng công nghệ 4.0

Với phương châm hoạt động “Đánh giá một lần -> Cấp một chứng chỉ -> Được chấp nhận ở mọi nơi” và theo xu hướng công nghệ 4.0. GOODVN là tổ chức chứng nhận ở Việt Nam thiết lập Hệ thống truy xuất chứng chỉ thông qua mã QR codeNhằm đảm bảo mọi khách hàng và đối tác của khách hàng ở mọi nơi đều có thể truy xuất được giá trị hiệu lực của chứng chỉ thông qua phần mềm quét mã QR code trên điện thoại thông minh tới hệ thống tra cứu khách hàng trên Website của Tổ chức chứng nhận. Việc này giúp công khai, minh bạch giá trị của chứng chỉ và có thể check thông tin ở mọi nơi, mọi lúc.

QUY TRÌNH ÁP DỤNG ISO 27001:2013 VÀO DOANH NGHIỆP

Tại mỗi doanh nghiệp, việc xây dựng, triển khai ISMS có những giải pháp khác nhau. Nó phụ thuộc vào quy mô, đặc trưng của tổ chức cũng như yêu cầu của tổ chức đó. Tuy nhiên, khi triển khai Hệ thống quản lý an toàn thông tin theo ISO 27001. Mỗi tổ chức cần phải thực hiện các bước cơ bản sau để đạt được chứng nhận ISO 27001:

Bước 1: Khảo sát hiện trạng của tổ chức

Áp dụng đạt chứng nhận ISO 27001
Khảo sát nhằm nắm bắt được thực trạng quản lý ATTT tại tổ chức đó. Đồng thời nắm bắt yêu cầu, mong muốn của Lãnh đạo cho việc quản lý ATTT.

Bước 2: Lập kế hoạch xây dựng ISMS

Trên cơ sở kết quả khảo sát hiện trạng của Doanh nghiệp. GOODVN sẽ đề xuất kế hoạch để xây dựng ISMS cho phù hợp với thực tế của tổ chức.

Bước 3: Xây dựng hệ thống tài liệu và triển khai áp dụng

Xây dựng các chính sách, quy định, quy trình về ATTT và ban hành các văn bản này. Sau khi ban hành, sẽ thực hiện áp dụng các yêu cầu, điều khoản của chính sách, quy định vào hệ thống CNTT với phạm vi đã được đưa ra trong văn bản ban hành.

Bước 4: Thực hiện đánh giá nội bộ trong tổ chức

Việc này giúp phát hiện các điểm không phù hợp với yêu cầu của tiêu chuẩn, chính sách, quy định. Từ đó, các tổ chức đưa ra kế hoạch khắc phục các điểm không phù hợp. Đồng thời, giai đoạn này cũng chuẩn bị cho việc đánh giá độc lập của một tổ chức đánh giá cấp chứng nhận chuyên nghiệp.

Bước 5: Đánh giá chứng nhậnÁp dụng đạt chứng nhận ISO 27001

Tổ chức đánh giá độc lập sẽ thực hiện đánh giá hệ thống ISO 27001 của đơn vị. Việc đánh giá xem Doanh nghiệp có đáp ứng các yêu cầu bắt buộc của tiêu chuẩn hay không. GOODVN sẽ tiến hành cấp Chứng nhận Hệ thống quản lý ATTT nếu đơn vị này đáp ứng điều kiện.
Việc tuân thủ và đạt được chứng chỉ ISO/IEC 27001: 2013 được xem như là sự thừa nhận của việc đáp ứng chuẩn quốc tế này. Đồng thời mang lại những lợi ích chắc chắn ở những cấp độ khác nhau, cụ thể:

Cấp độ tổ chức:

Sự cam kết: Chứng chỉ như là một cam kết hiệu quả của nỗ lực đưa an ninh an toàn hệ thống công nghệ thông tin của Doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn quốc tế.

Cấp độ pháp luật:

Tuân thủ: Chứng minh cho cơ quan pháp luật có liên quan biết rằng Doanh nghiệp đã tuân theo tất cả các luật và các qui định áp dụng phù hợp với các chuẩn quốc tế.

Cấp độ điều hành:

Quản lý rủi ro: Mang lại những hiểu biết tốt hơn về các hệ thống thông tin, điểm yếu của chúng và làm thế nào để bảo vệ chúng cũng như đảm bảo khả năng sẵn sàng của hệ thống.

Cấp độ thương mại:

Sự tín nhiệm và tin cậy: Các thành viên, cổ đông và khách hàng vững tin khi thấy khả năng và sự chuyên nghiệp của Doanh nghiệp trong việc bảo vệ thông tin. Chứng chỉ có thể giúp nhìn nhận riêng từ các đối thủ cạnh tranh trong thị trường.

Cấp độ tài chính:

Tiết kiệm chi phí khắc phục các lỗ hổng an ninh.

Cấp độ con người:

Cải tiến nhận thức của nhân viên về an ninh và trách nhiệm của họ trong tổ chức.

QUY TRÌNH CHỨNG NHẬN ISO 27001 | GOODVN

Quy trình chứng nhận ISO 27001 của GOODVN thực hiện qua các bước sau. Các bước thực hiện như vậy đảm bảo việc chứng nhận mang tính khách quan, đúng theo yêu cầu của tiêu chuẩn.

Bước 1: Trao đổi thông tin khách hàng

Mục đích trao đổi thông tin giữa tổ chức chứng nhận và khách hàng nhằm đảm bảo rằng các thông tin được trao đổi trước đó giữa 02 bên thống nhất, đảm bảo việc đánh giá chứng nhận đúng theo yêu cầu của Tiêu chuẩn và của khách hàng. Các thông tin cần trao đổi bao gồm:

– Các yêu cầu cơ bản của việc chứng nhận.
– Các bước của thủ tục chứng nhận.
– Tiêu chuẩn ứng dụng.
– Các chi phí dự tính.
– Chương trình kế hoạch làm việc

Bước 2: Đánh giá sơ bộQuy trình chứng nhận ISO 27001

Doanh nghiệp gửi tới cơ quan chứng nhận: Các tài liệu, hồ sơ liên quan đến việc áp dụng ISO 27001.

Tổ chức chứng nhận phân công chuyên gia trong lĩnh vực tương ứng đánh giá tình trạng thực tế về hồ sơ ISO 27001 nhằm phát hiện ra những điểm yếu của văn bản tài liệu và việc áp dụng hệ thống ISO 27001 tại thực địa.

Sau khi kiểm tra và đánh giá sơ bộ. Các chuyên gia phải chỉ ra được những vấn đề về hồ sơ tài liệu và thực tế áp dụng ISO 27001 cần chấn chỉnh để doanh nghiệp sửa chữa kịp thời. Bước đánh giá sơ bộ này rất có lợi cho doanh nghiệp. Vì nó đóng vai trò hướng dẫn khuôn mẫu cho bước tiến hành đánh giá chính thức.

Bước 3 : Đánh giá chính thức. Kiểm tra, thẩm định tại thực địa

– Đoàn đánh giá sẽ đến kiểm tra và thẩm định tại thực địa, xem xét sự phù hợp của các hồ sơ với thực tế, kiến nghị sửa chữa các điểm không phù hợp.
– Trong khi kiểm tra chứng nhận tại thực địa, sẽ xác định hiệu quả của hệ thống ISO 27001.
– Vai trò của doanh nghiệp trong quá trình kiểm tra là trình bày các ứng dụng thực tế của các thủ tục chương trình ISO 27001.
– Kết thúc kiểm tra tại thực địa, đoàn đánh giá sẽ tổ chức một buổi họp kết thúc. Doanh nghiệp sẽ có cơ hội đưa ra ý kiến về những gì kiểm tra tìm thấy đã nêu ra.

Bước 4: Cấp chứng nhận ISO 27001

Doanh nghiệp được cấp chứng nhận ISO 27001 nếu toàn bộ hồ sơ tài liệu đều phù hợp với thực tế. Và toàn bộ các điểm không phù hợp đã được khắc phục sửa chữa thỏa đáng. Đồng thời được trưởng đoàn đánh giá xác nhận.

Lưu ý: Giấy chứng nhận ISO 27001 sẽ có giá trị trong vòng 3 năm, và mỗi năm phải thực hiện đánh giá định kỳ 1 lần

LỢI ÍCH KHI ÁP DỤNG ISO 27001

– Bảo vệ tính toàn vẹn của thông tin, không để rơi vào tay người lạ hay bị thất lạc thông tin.
– Phát hiện sớm các rủi ro mà hệ thống thông tin phải đối mặt. Từ đó có các biện pháp phù hợp và kịp thời.
– Nâng cao sự tin cậy từ đối tác, khách hàng.
– Giảm thiểu thời gian gián đoạn nếu có sự cố an ninh xảy ra.
– Mang lại cho đội ngũ nhân viên một phong cách làm việc mới. Hiện đại, năng động và có tính kỷ luật cao.
– Tăng cường khả năng cạnh tranh, nâng cao hình ảnh thương hiệu của đơn vị.

TẠI SAO KHÁCH HÀNG NÊN CHỌN GOODVN :

GOODVN là một tổ chức chứng nhận độc lập, được công nhận về năng lực và chỉ định của Bộ Khoa học Công nghệ.
– Được sử dụng logo chứng nhận GOODVN sau khi được cấp chứng nhận. Giúp doanh nghiệp nâng cao hình ảnh với người tiêu dùng.
– Khi đến với GOODVN hình ảnh, thương hiệu và mức độ uy tín của tổ chức, doanh nghiệp sẽ được nâng lên một tầm cao mới, khả năng chiến thắng của doanh nghiệp trong cạnh tranh thị trường.
– Trình độ kiến thức chuyên sâu, đội ngũ chuyên gia trong và ngoài nước mang đến cho doanh nghiệp sự phát triển bền vững.
– Mở rộng cơ hội xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Châu Âu và các nước khác trên thế giới cho doanh nghiệp.

GOODVN hỗ trợ khách hàng trong việc áp dụng thực hiện và đạt chứng nhận ISO 27001. Hãy gọi ngay cho chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất!

 LIÊN HỆ: 0945.001.005 – 0985.422.225 – 02466.82.0505

CHÚNG TÔI Ở ĐÂY ĐỂ PHỤC VỤ BẠN !


Share this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *