ISO 22000 : 2018 – KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI

Category: ISO 22000:2018 Post Date:

ISO 22000 : 2018 – Kế hoạch triển khai một dự án như thế nào ? Đây chính là nội dung mà các Doanh nghiệp thường rất quan tâm. Họ sẽ phải thực hiện áp dụng ISO 22000 theo cách nào ? Các bước ra sao ? Nhân sự như thế nào ?

Bài viết dưới đây sẽ cũng cấp thông tin về Kế hoạch triển khai 01 dự án ISO 22000.

ISO 22000 là gì ?

– Tiêu chuẩn quốc tế ISO 22000 do Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ban hành. Nhằm xây dựng hệ thống kiểm soát vệ sinh an toàn trong quá trình sản xuất, chế biến thực phẩm có phạm vi áp dụng mang tính quốc tế, phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu;
– Bộ Tiêu chuẩn ISO 22000 bao gồm tiêu chuẩn ISO 22000:2005: Hệ thống quản lý ATTP – Các yêu cầu cho mọi tổ chức trong chuỗi thực phẩm.
 Ngoài ra còn có các tiêu chuẩn hỗ trợ cho việc xây dựng hệ thống quản lý ATTP, bao gồm:

  • ISO/TS 22004:2014: Hướng dẫn áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000:2005.
  • ISO 22005:2007: Hệ thống xác định nguồn gốc thức ăn gia súc và chuỗi thực phẩm – Những nguyên lý chung và yêu cầu cơ bản cho việc thiết kế và vận hành hệ thống.
  • ISO/TS 22002-1:2009: Chương trình tiên quyết trong ATTP – Phần 1: Sản xuất thực phẩm.
  • ISO/TS 22002-2:2013: Chương trình tiên quyết trong ATTP – Phần 2: Chế biến suất ăn.
  • ISO/TS 22002-3:2011: Chương trình tiên quyết trong ATTP – Phần 3: Trang trại.
  • ISO/TS 22002-4:2013: Chương trình tiên quyết trong ATTP – Phần 4: Sản xuất bao bì thực phẩm.

Tư vấn ISO 22000

Lợi ích đạt được khi áp dụng ISO 22000

 GIẢM THIỂU RỦI RO: Giúp các doanh nghiệp chế biến, sản xuất thực phẩm xác định được các mối nguy ảnh hưởng tới ATTP, nhờ đó kiểm soát được các rủi ro từ khâu nuôi trồng, đánh bắt, chế biến cho tới khi thành phẩm tới tay người tiêu dùng, nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm.

– NHÀ XƯỞNG: Cơ sở hạ tầng nhà xưởng được nâng cấp do phải đảm bảo thực hiện các chương trình tiên quyết (GMP, SSOP…) nhằm hạn chế các mối nguy với thực phẩm.

– CON NGƯỜI: Nâng cao tác phong làm việc chuyên nghiệp nhờ việc tuân thủ các thủ tục, các quá trình, hệ thống văn bản hỗ trợ.

– LỢI NHUẬN: Giảm giá thành sản phẩm nhờ việc giảm chi phí do phải thu hồi, xử lý sản phẩm không an toàn, chi phí và thời gian, đánh giá thử nghiệm trong quá trình giao nhận, các khiếu kiện của khách hàng, các rắc rối về pháp lý.

– TUÂN THỦ PHÁP LUẬT: Giúp doanh nghiệp luôn cập nhật kịp thời đáp ứng những quy định của nhà nước, của khách hàng và yêu cầu của thị trường xuất khẩu… về an toàn thực phẩm và có cơ hội để vượt qua rào cản kỹ thuật cả nhiều thị trường trên thế giới với các thỏa thuận thừa nhận song phương và đa phương.

– GIẢM NGHĨA VỤ PHÁP LÝ: Giảm bớt tần suất kiểm tra khắt khe từ các cơ quan quản lý, khách hàng hay tổ chức khác. Có thể được miễn, giảm các nghĩa vụ pháp lý do có sự tin cậy về đảm bảo ATTP.

– MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG: Tạo dựng sự tin cậy với khách hàng về ATTP, giúp mở rộng cơ hội kinh doanh, khả năng thâm nhập vào những thị trường mới. Thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng về chất lượng và an toàn của sản phẩm.

CÁC BƯỚC TRIỂN KHAI ISO 22000:2018

Giai đoạn 1:  Chuẩn bị

quy trình chứng nhận iso 22000

  • Thành lập đội ATTP
  • Đào tạo cho đội ATTP và nhân viên toàn Công ty kiến thức cơ bản bề tiêu chuẩn ISO 22000:2005
  • Đánh giá, hoạch định các công vệc cần triển khai phù hợp với thực tế cả doanh nghiệp

Giai đoạn 2: Xây dựng hệ thống văn bản theo yêu cầu của tiêu chuẩn ATTP

Xây dựng hệ thống văn bản gồm chính sách, mục tiêu ATTP, các thủ tục về GMP và SSOP, các hướng dẫn công việc, biểu mẫu,…theo quy định của tiêu chuẩn và yêu cầu của kiểm soát ATTP

Giai đoạn 3: Triển khai áp dụng

  • Phổ biến hệ thống tài lệu
  • Triển khai áp dụng thống nhất trong công ty, tuân thủ các quy định và quy trình kỹ thuật
  • Xem xét cải tiến hệ thống quản lý ATTP, khắc phục những điểm chưa phù hợp.

Giai đoạn 4: Đánh giá nội bộ

  • Đào tạo đội ngũ đánh giá viên nội bộ Hệ thống quản lý ATTP
  • Tiến hành đánh giá nội bộ để đảm bảo sự phù hợp của hệ thống
  • Xác định các vấn đề tồn tại cần khắc phục và hoàn thiện Hệ thống quản lý ATTP

Giai đoạn 5: Đánh giá chứng nhận hệ thống

Giai đoạn 6: Duy trì hệ thống quản lý an toàn thực phẩm sau khi chứng nhận

Cơ sở sản xuất thực phẩm cần tiếp tục duy trì hệ thống quản lý an toàn thực phẩm nhằm đáp ứng yêu cầu của tiêu chuẩn và không ngừng cải tiến hướng đến thỏa mãn công khai yêu cầu của khách hàng và các bên quan tâm.

ĐỐI TƯỢNG NÀO NÊN ÁP DỤNG ISO 22000

Tiêu chuẩn ISO 22000 có thể áp dụng cho tất cả các loại hình doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong chuỗi cung cấp thực phẩm không phân biệt quy mô; bao gồm:

  • Các nông trại, ngư trường và trang trại sữa;
  • Các nhà chế biến thịt, cá và thức ăn chăn nuôi
  • Các nhà sản xuất bánh mì, ngũ cốc, thức uống, thực phẩm đông lạnh hoặc đóng hộp;
  • Các nhà cung cấp dịch vụ thực phẩm như nhà hàng, hệ thống cung cấp thức ăn nhanh, các bệnh viện và khách sạn và những nhà bán thực phẩm lưu động;
  • Các dịch vụ hỗ trợ bao gồm lưu trữ và phân phối thực phẩm và cung cấp thiết bị chế biến thực phẩm, phụ gia, nguyên vật liệu, dịch vụ dọn dẹp và vệ sinh và đóng gói;
  • Tóm lại, một phần hoặc toàn bộ các yêu cầu của ISO 22000 sẽ áp dụng cho bất kỳ sản phẩm nào tiếp xúc với ngành thực phẩm hoặc chuỗi thực phẩm.

NỘI DUNG CỦA TIÊU CHUẨN ISO 22000:2018

Phiên bản mới này mang đến sự hiểu biết rõ ràng cho hàng ngàn công ty trên toàn thế giới đã sử dụng tiêu chuẩn này. Sau đây là nội dung triển khai ISO 22000 về những cải tiến mới nhất của tiêu chuẩn bao gồm:

  • Áp dụng cấu trúc cấp cao chung cho tất cả các tiêu chuẩn hệ thống quản lý của ISO, giúp các tổ chức dễ dàng kết hợp ISO 22000 với các hệ thống quản lý khác (như ISO 9001 hay ISO 14001) tại một thời điểm nhất định
  • Một cách tiếp cận mới đối với rủi ro – như một khái niệm quan trọng trong kinh doanh thực phẩm – phân biệt giữa rủi ro ở cấp độ hoạt động và cấp độ kinh doanh của hệ thống quản lý
  • Liên kết chặt chẽ với Ủy ban Tiêu chuẩn Thực phẩm, nhóm thực phẩm của Liên hợp quốc, xây dựng các hướng dẫn về an toàn thực phẩm cho các quốc gia
  • Tiêu chuẩn mới này cung cấp khả năng kiểm soát động các mối nguy về an toàn thực phẩm kết hợp các yếu tố chính được thừa nhận là: truyền thông tương tác, quản lý hệ thống, Chương trình tiên quyết (PRP) và các nguyên tắc Phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP).

Đây là tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm nhằm đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng lẫn các bên quan tâm trên phạm vi toàn thế giới. qua đây tạo điều kiện hợp nhất và đơn giản hóa từng bước khi áp dụng các hệ thống quản lý cùng được triển khai trong một tổ chức.

KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI ISO 22000

QUY TRÌNH TRIỂN KHAI TIÊU CHUẨN ISO 22000

Trên đây là toàn bộ nội dung kế hoạch triển khai ISO 22000 một cách cơ bản nhất, hi vọng thỏa lòng mọi trăn trở của bạn!

Hãy liên hệ ngay với VĂN PHÒNG CHỨNG NHẬN QUỐC GIA GOOD VIỆT NAM nếu Quý khách có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến chứng nhận ISO 22000.

GỌI NGAY: 0945.001.005 – 0963.831.555 – 02466.82.0505

CHÚNG TÔI Ở ĐÂY ĐỂ PHỤC VỤ BẠN !

Share this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *