Tư vấn giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm tại TP. HCM

Category: GIẤY PHÉP ATTP Post Date: 5 Tháng Mười, 2018

Đối với hầu hết các cơ sở sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực kinh doanh thực phẩm thì việc xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm là bước không thể thiếu trước khi thành lập cơ sở của mình. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc những thông tin cơ bản về giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm.

Vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) đang là một vấn đề nóng được người tiêu dùng quan tâm trong quá trình mua và sử dụng các loại thực phẩm. Vì thế để tạo niềm tin vững chắc trong lòng người tiêu dùng đối với sự lựa chọn sản phẩm của doanh nghiệp. Thì, giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm là minh chứng cho việc đảm bảo chất lượng của doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thực phẩm đối với người tiêu dùng. Vậy, làm thế nào để biết được cơ sở của mình có đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm hay không?

I. Định nghĩa vệ sinh an toàn thực phẩm

Vệ sinh an toàn thực phẩm được hiểu theo nghĩa hẹp là việc xử lý, chế biến, bảo quản và lưu trữ thực phẩm bằng những phương pháp phòng ngừa, phòng chống bệnh tật do thực phẩm gây ra. Vệ sinh an toàn thực phẩm cũng bao gồm một số thói quen, thao tác trong khâu chế biến cần được thực hiện để tránh các nguy cơ sức khỏe tiềm năng nghiêm trọng. Hiểu theo nghĩa rộng, vệ sinh an toàn thực phẩm là toàn bộ những vấn đề cần xử lý liên quan đến việc đảm bảo vệ sinh đối với thực phẩm nhằm đảm bảo cho sức khỏe của người tiêu dùng.

II. Cơ sở pháp lý vệ sinh an toàn thực phẩm

– Căn cứ Luật an toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 ngày 17 tháng 6 năm 2010 Quốc hội ban hành: Quy định về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong bảo đảm an toàn thực phẩm;
– Căn cứ Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm;
– Căn cứ Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT ngày 9 tháng 4 năm 2014 hướng dẫn việc phân công, phối hợp trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm;
– Nghị định số 15 thay thế Nghị định số 38/2012/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm

III. Các cơ quan chức năng cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm

Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ được cấp bởi các cơ quan chức năng khác nhau tùy theo từng loại sản phẩm khác nhau. Vậy, làm thế nào để biết được sản phẩm của bạn sẽ do cơ quan nào cấp giấy chứng nhận?

1. Do Sở Công Thương cấp

Sở Công Thương có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận vsattp đối với các sản phẩm như: Bia, rượu, cồn và đồ uống có cồn, nước giải khát, sữa chế biến, dầu thực vật, bánh, mứt, kẹo, bột và tinh bột….

2. Do Sở Nông Nghiệp cấp

Đối với các sản phẩm nông nghiệp như: Ngũ cốc, thịt, thủy sản, trứng, sữa tươi nguyên liệu, mật ong, chè, cà phê…và các loại nông sản khác… sẽ do Sở Nông Nghiệp cấp giấy chứng nhận vsattp cho các doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng này.

3. Do Sở Y Tế cấp

Khi doanh nghiệp đã đủ điều kiện, Sở Y Tế sẽ cấp giấy chứng nhận vsattp áp dụng cho các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm: Nước uống tinh khiết, kinh doanh dịch vụ ăn uống, bếp ăn, suất ăn công nghiệp…

4. Do Cục VSATTP – Bộ Y Tế cấp

Đối với các sản phẩm chức năng nhập khẩu, thực phẩm chức năng, phụ gia thực phẩm, thực phẩm nguy cơ cao… sẽ do cục VSATTP – Bộ Y Tế cấp giấy chứng nhận khi đã đạt yêu cầu.

IV. Áp dụng cho những đối tượng kinh doanh nào?

Đối tượng bắt buộc phải xin giấy chứng nhận vsattp gồm: Các cơ quan, tổ chức, cá nhân hoạt động tại Việt Nam tham gia sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

V. Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện bao gồm những gì?

– Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận.
– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (02 bản sao công chứng)
– Bản thuyết minh về điều kiện cơ sở vật chất (bản vẽ sơ đồ mặt bằng sản xuất kinh doanh, mô tả quy trình chế biến thực phẩm).
– Chứng nhận sức khỏe của quản lý và nhân viên trực tiếp sản xuất, kinh doanh do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp.
– Chứng nhận tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của quản lý và nhân viên trực tiếp sản xuất.

VI. Trình tự thủ tục xin cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm tại TP HCM

a. ISO CERT tư vấn các vấn đề liên quan đến việc thủ tục xin cấp phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho cơ sở:

+ Khảo sát cơ sở, kiểm tra các hồ sơ và thông tin liên quan của doanh nghiệp, 
+ Tư vấn các vấn đề liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm, 
+ Tư vấn doanh nghiệp khắc phục các tồn tại về cơ sở vật chất: Sắp xếp quy trình theo nguyên tắc một chiều, dụng cụ, trang thiết bị, các điều kiện về tường, trần, nền, hệ thống thống gió, hệ thống điện, chất thải, kho bãi… 
+ Tư vấn và cùng doanh nghiệp hoàn thiện các thủ tục hành chính: Sổ lưu mẫu, sổ kiểm tra nguyên liệu đầu vào, sổ theo dõi chế biến.… 

b. Hoàn tất hồ sơ thủ tục xin cấp phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho cơ sở 

c. Tiến hành nộp hồ sơ xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho doanh nghiệp
d. Theo dõi hồ sơ và thông báo đến khách hàng trong suốt quá trình cho đến khi hoàn tất hồ sơ và giao giấy chứng nhận.
Nhưng trên thực tế, không phải cơ sở nào cũng quan tâm tới việc xin loại giấy chứng nhận quan trọng này. Vậy không có giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ bị xử phạt thế nào?
Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm là điều kiện bắt buộc phải có khi doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm, nếu cơ sở đã đi vào hoạt động mà không có giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm thì mức phạt từ cảnh cáo đến phạt hành chính hoặc đóng cửa cơ sở theo Nghị định số 178/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm.

10 LOẠI HÌNH ĐƯỢC MIỄN CẤP GIẤY PHÉP ĐỦ ĐIỀU KIỆN VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM

Ngày 02/02/2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm.
Theo Nghị định này, các cơ sở sau đây không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm:
1. Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;
2. Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định;
3. Sơ chế nhỏ lẻ;
4. Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;
5. Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn;
6. Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm;
7. Nhà hàng trong khách sạn;
8. Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm;
9. Kinh doanh thức ăn đường phố;
10. Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn ( HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực.
Ngoài các đối tượng kể trên thì tất cả các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Điều kiện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 34 Luật an toàn thực phẩm.
Riêng đối với các cơ sở sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe, phải tuân thủ các yêu cầu quy định tại Điều 28 Nghị định này. Tham khảo tại đây: Điều kiện cơ sở sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP

Share this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *