Thủ tục xin giấy phép an toàn thực phẩm tại thành phố HCM

Category: GIẤY PHÉP ATTP Post Date: 5 Tháng Mười, 2018

Sau khi có giấy phép kinh doanh các ngành: nhà hàng, quán ăn, quán cà phê, sản xuất nước đá, dịch vụ ăn uống, sản xuất, mua bán, đóng gói thực phẩm, nước uống đóng chai doanh nghiệp phải xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm

Việc cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm được thực hiện đối với từng cơ sở sản xuất, kinh doanh; từng nhà máy sản xuất độc lập tại một địa điểm (sau đây gọi tắt là cơ sở) và được có quan có thẩm quyền phù hợp cấp chứng nhận. ISO CERT giới thiệu dịch vụ xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với những cơ sở thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Y tế.

I. THẨM QUYỀN & ĐỐI TƯỢNG CẤP GIẤY:

1. Bộ Y tế cấp Giấy chứng nhận đối với:

Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm bao gồm thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, nước khoáng thiên nhiên đóng chai, nước uống đóng chai và bao bì, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.

2. Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp Giấy chứng nhận đối với:

Cơ sở sản xuất, kinh doanh nước khoáng thiên nhiên, nước uống đóng chai, bao bì, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của ngành y tế trên địa bàn
Cơ sở nhỏ lẻ sản xuất thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm.
Cơ sở nhỏ lẻ kinh doanh thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm có yêu cầu bảo quản sản phẩm đặc biệt.
Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống do Bộ Kế hoạch Đầu tư và Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống do Ủy ban nhân dân (hoặc cơ quan có thẩm quyền) quận, huyện,thị xã và thành phố thuộc tỉnh cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có quy mô kinh doanh từ 200 suất ăn/lần phục vụ trở lên.
3. Ủy ban nhân dân (hoặc cơ quan có thẩm quyền) quận, huyện, thị xã và thành phố trực thuộc tỉnh chịu trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận cho cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống do Ủy ban nhân dân (hoặc cơ quan có thẩm quyền) quận, huyện, thị xã và thành phố thuộc tỉnh cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có quy mô kinh doanh dưới 200 suất ăn/lần phục vụ.
** Căn cứ vào tình hình thực tế và năng lực quản lý tại địa phương, Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thể điều chỉnh việc phân cấp cấp Giấy chứng nhận đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống cho phù hợp

3. 10 cơ sở không cần xin Giấy chứng nhận VSATTP theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP

Ngày 02/02/2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm.
Theo Nghị định này, các cơ sở sau đây không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm:
1. Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;
2. Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định;
3. Sơ chế nhỏ lẻ;
4. Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;
5. Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn;
6. Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm;
7. Nhà hàng trong khách sạn;
8. Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm;
9. Kinh doanh thức ăn đường phố;
10. Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn ( HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực.
Ngoài các đối tượng kể trên thì tất cả các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Điều kiện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 34 Luật an toàn thực phẩm.
Riêng đối với các cơ sở sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe, phải tuân thủ các yêu cầu quy định tại Điều 28 Nghị định này. Tham khảo tại đây: Điều kiện cơ sở sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP
 

II. THÀNH PHẦN HỒ SƠ:

Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (sau đây gọi tắt là Giấy chứng nhận) được đóng thành 01 bộ, gồm các giấy tờ sau

1. Hồ sơ cho loại hình công ty:

Lưu ý:
Thời gian thực hiện:  20 – 35 ngày làm việc.
Giấy CN vệ sinh ATTP được cấp gắn liền với địa điểm kinh doanh. Thời hạn hiệu lực của giấy chứng nhận VSATTP là 3 năm

2. Giấy tờ bổ sung cấp mới, gia hạn chứng nhận VSATTP cho hộ cá thể

TT

Tên giấy tờ

Số lượng

Ghi chú

01

Bản sao Giấy chứng nhận ĐKKD công ty + Chi nhánh (nếu đăng ký VSATTP ở chi nhánh)

04

Sao y công chứng không quá 3 tháng

 

02

Danh sách nhân viên làm việc

 

– Nếu chưa có thẻ: cung cấp CMND copy để  ISO CERT đăng ký và hướng dẫn học tập huấn + Khám sức khỏe.

– Nếu đã có thẻ:  cung cấp bản sao y mới nhất thẻ xanh, thẻ tập huấn. 

03

CMND người quản lý nếu giám đốc không có giấy chứng nhận tập huấn

01

Bản copy

 

04

Hình nhân viên học tập huấn, khám sức khỏe

 

02 tấm 3 x 4/ người 

05

Cung cấp nước đang sử dụng

01

ISO CERT hướng dẫn cùng khách hàng đi xét nghiệm

Lưu ý:
Thời gian thực hiện:  20 – 35 ngày làm việc.

Giấy CN vệ sinh ATTP được cấp gắn liền với địa điểm kinh doanh. Thời hạn hiệu lực của giấy chứng nhận VSATTP là 3 năm

STT

Tên giấy tờ

Số lượng

Ghi chú

01

Bản sao Giấy chứng nhận ĐKKD

02

Sao y công chứng không quá 3 tháng

 

02

Danh sách nhân viên làm việc

 

 

– Nếu chưa có tập huấn: cung cấp họ tên, ngày sinh, số CMND, ngày cấp, nơi cấp để ISO CERT đăng ký và hướng dẫn học tập huấn + Khám sức khỏe.

– Nếu đã có thẻ:  cung cấp bản sao y mới nhất thẻ xanh, xác nhận tập huấn.

03

CMND người quản lý nếu giám đốc không có giấy chứng nhận tập huấn

01

Bản copy

 

04

Hình nhân viên học tập huấn

 

03 tấm 3 x 4/ người 

05

Cung cấp nước đang sử dụng

01

ISO CERT hướng dẫn cùng khách hàng đi xét nghiệm

II. 10 NHÓM THỰC PHẨM CÓ NGUY CƠ CAO PHẢI XIN GIẤY ATTP:

Theo Quyết định số 11/2006/QĐ-BYT ngày 9/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Y tế
1. Thịt và các sản phẩm từ thịt: Là các sản phẩm thịt đã qua sơ chế (sống hoặc chín) và các sản phẩm có thành phần nguyên liệu chính từ thịt;
2. Sữa và các sản phẩm từ sữa: Là các sản phẩm sữa đã qua chế biến và các sản phẩm có thành phần nguyên liệu chính từ sữa;
3. Trứng và các sản phẩm chế biến từ trứng: Là các loại trứng và các sản phẩm có thành phần nguyên liệu chính từ trứng;
4. Thuỷ sản tươi sống và đã qua chế biến: Là các loại thuỷ sản đã qua sơ chế, chế biến (hoặc chưa) có thể ăn ngay hoặc phải chế biến lại;
5. Các loại kem, nước đá, nước khoáng thiên nhiên (Điều 3 Quyết định số 02/2005/QĐ-BYT của Bộ Y tế ngày 7/01/2005 ban hành “Quy định về quản lý chất lượng về CLVSATTP nước khoáng đóng chai”);
6. Thực phẩm chức năng: thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, thực phẩm bổ sung, phụ gia thực phẩm:
– Thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, thực phẩm bổ xung: Theo điều 12 khoản 11 Quyết định số 42/2005/QĐ-BYT ngày 8/12/2005 của Bộ Y tế V/V ban hành quy chế về công bố tiêu chuẩn sản phẩm thực phẩm; theo điều 3 khoản 10 Pháp lệnh VSATTP số 12/2003/PL-UBTVQH11 ngày 7/8/2003.
– Phụ gia thực phẩm: Theo điều 3 khoản 7 Pháp lệnh VSATTP số 12/2003/PL-UBTVQH11 ngày 7/8/2003.
7. Thức ăn, đồ uống chế biến để ăn ngay: Là các loại thức ăn đồ uống ăn ngay không phải qua chế biến;
8. Thực phẩm đông lạnh: Là các loại thực phẩm đã qua sơ chế và được bảo quản lạnh đông;
9. Sữa đậu nành và sản phẩm chế biến từ đậu nành: Là sản phẩm sữa được chế biến từ đậu nành có bao gói kín hoặc không và các sản phẩm có thành phẩm nguyên liệu chính từ đậu nành;
10. Các loại rau, củ, quả tươi sống ăn ngày: là các loại rau, củ, quả tươi sống ăn ngày mà không cần qua chế biến

III. HIỆU LỰC GIẤY CHỨNG NHẬN:

1. Giấy chứng nhận có hiệu lực trong thời gian 03 (ba) năm. Trong trường hợp tiếp tục sản xuất, kinh doanh thực phẩm, trước 06 (sáu) tháng tính đến ngày Giấy chứng nhận hết hạn, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải nộp hồ sơ xin cấp lại theo quy định. Thời hạn của Giấy chứng nhận cấp mới được tính từ khi Giấy chứng nhận đã được cấp trước đó hết hiệu lực.
2. Trường hợp Giấy chứng nhận được cấp lại do bị mất hoặc bị hỏng; do cơ sở có thay đổi tên cơ sở, chủ cơ sở hoặc người được ủy quyền, địa chỉ nhưng không thay đổi vị trí địa lý và toàn bộ quy trình sản xuất, mặt hàng kinh doanh , hiệu lực của Giấy chứng nhận cấp lại được tính theo thời hạn của Giấy chứng nhận đã được cấp trước đó.
3. Trường hợp Giấy chứng nhận được cấp lại do cơ sở thay đổi vị trí địa lý của địa điểm sản xuất, kinh doanh; thay đổi, bổ sung quy trình sản xuất, mặt hàng kinh doanh và khi Giấy chứng nhận hết hiệu lực, Giấy chứng nhận có hiệu lực trong thời gian 03 (ba) năm kể từ ngày ký cấp lại

Share this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *