Thủ tục hải quan là gì? Các bước thực hiện như thế nào?

Category: Dịch vụ hải quan - XNK Post Date: 9 Tháng Mười, 2018

Bài viết này dành cho những người mới bắt đầu, còn mới tinh với công việc này. Nếu bạn có kinh nghiệm rồi, thì có thể tham khảo thêm về thủ tục hải quan. Trường hợp, nếu bạn muốn tìm hiểu để tự làm thủ tục hải quan, thì đọc bài hướng dẫn cho người mới muốn tự làm thủ tục hải quan

Với những công ty không có người chuyên trách hoặc không có kinh nghiệm làm thủ tục hải quan, việc thuê công ty dịch vụ là lựa chọn an toàn, ít nhất là với những lô hàng đầu tiên.
Khai báo Hải quan là một trong những khâu rất quan trọng trong quá trình xuất – nhập khẩu hàng hóa, việc khai báo Hải quan đòi hỏi sự linh hoạt của nhân viên giàu kinh nghiệm để xử lý các vấn đề phát sinh và hệ thống trang thiết bị hiện đại để phục vụ công việc giao hàng một cách nhanh chóng nhất.

I. THỦ TỤC HẢI QUAN LÀ GÌ?

Đó là những thủ tục cần thiết để hàng hóa, phương tiện vận tải được nhập khẩu/nhập cảnh vào một quốc gia hoặc xuất khẩu/xuất cảnh ra khỏi biên giới một quốc gia.
Ví dụ 1: khách hàng bên tôi muốn đưa 100 container máy móc thiết bị nhập khẩu từ Nhật Bản bằng đường biển (hàng sea) về Việt Nam tiêu thụ, tôi phải làm thủ tục thông quan cho số máy móc thiết bị này. Trường hợp này là nhập khẩu hàng hóa.
Ví dụ 2: Công ty dệt may Việt Nam muốn chuyển lô hàng dệt may xuất khẩu đi Hàn Quốc bằng đường hàng không (hàng Air), họ phải làm thủ tục hải quan xuất khẩu, chẳng hạn tại Hải quan Nội Bài. Trường hợp này là xuất khẩu hàng hóa.
Các bước làm thủ tục hải quan:

Trình tự cơ bản:

– Bước 1: Chuẩn bị bộ chứng từ hàng hóa
– Bước 2: Chuẩn bị chữ ký số, đăng ký với Tổng cục hải quan
– Bước 3: Cài đặt Phần mềm khai báo hải quan VNACCS
– Bước 4: Đăng ký kiểm tra chuyên ngành (nếu có)
– Bước 5: Khai và truyền tờ khai hai quan
– Bước 6: Lấy lệnh giao hàng
– Bước 7: Chuẩn bị bộ hồ sơ hải quan
– Bước 8: Làm thủ tục tại chi cục hải quan

II. HƯỚNG DẪN CÁC BƯỚC LÀM THỦ TỤC HẢI QUAN:

Công ty bạn đã thuê đơn vị dịch vụ hải quan, và bạn muốn tìm hiểu các bước mình phải làm để phối hợp với họ cho tốt?
Bài viết này dành cho những người mới bắt đầu, còn mới tinh với công việc này. Nếu bạn có kinh nghiệm rồi, thì có thể tham khảo thêm về  thủ tục hải quan. Trường hợp, nếu bạn muốn tìm hiểu để tự làm thủ tục hải quan, thì đọc bài hướng dẫn cho người mới muốn tự làm thủ tục hải quan.
Trong phần dưới, Chúng tôi sẽ hướng dẫn những công việc chủ hàng cần phải làm trong trường hợp thuê dịch vụ hải quan.

1. Thuê dịch vụ Hải quan thì bạn phải làm gì để phối hợp với bên đơn vị cung cấp dịch vụ?

– Ngay cả khi chủ hàng thuê đơn vị dịch vụ, thì nhân viên làm trực tiếp cũng cần nắm được nghiệp vụ để thực hiện những công việc thuộc trách nhiệm của mình, và phối hợp với bên dịch vụ trong quá trình làm thủ tục.
– Đầu tiên, chủ hàng cần chuẩn bị bộ chứng từ sao cho đầy đủ, chuẩn chỉnh. Sau đó là đến những công việc khác liên quan đến chữ ký số, gửi chứng từ, nộp thuế…
– Trên thực tế, các bước công việc có phần khác nhau ít nhiều khi làm thủ tục hàng hàng xuất và hàng nhập, đi bằng đường biển (hàng Sea) và đường hàng không (hàng Air). Trong khuôn khổ bài viết, tôi sẽ hướng dẫn thủ tục cho lô hàng nhập đường biển, thường có nhiều bước hơn, có phần phức tạp hơn, và cũng nhiều bạn thắc mắc với tôi hơn.

2. Để thuận lợi, bạn có thể đọc trước bài viết về Thủ tục nhập khẩu hàng hóa, trong đó chúng tôi có nêu những bước chính mà nhà nhập khẩu thường quan tâm như:

– Loại hình nhập khẩu: hàng kinh doanh, gia công, sản xuất xuất khẩu, tạm nhập tái xuất..
– Hàng cấm nhập, hàng phải xin giấy phép
– Ký kết hợp đồng ngoại thương
– Vận chuyển quốc tế
– Làm thủ tục hải quan
– Chuyển hàng về kho
Trong tổng quan đó, bài viết này sẽ tập trung vào mục 5. Chính xác hơn là các bước bạn cần phối hợp với bên dịch vụ để thực hiện tốt mục đó: làm thủ tục hải quan.
Dưới đây là các bước chúng tôi thường hướng dẫn khách hàng mới xuất nhập khẩu lần đầu. Mặc dù đây không phải là chuẩn mực, nhưng được đúc rút từ thực tế. Bạn hoàn toàn có thể tham khảo để phục vụ tốt hơn cho công việc của mình.

* Bước 1: Chuẩn bị chữ ký số sẵn sàng

– Chữ ký số Viettel
– Nếu công ty bạn đã có chữ ký số và trước đây đã từng sử dụng để truyền tờ khai hải quan, thì bỏ qua bước này. Bạn dùng luôn chữ ký số đó để làm tờ khai cho lô hàng tới.
– Chỉ lưu ý, nếu chữ ký số mới gia hạn lại, thì cần cập nhật lại thông số (số Sê-ri) với Tổng cục hải quan, thì sau đó 1 ngày mới truyền tờ khai được nhé.
– Nếu công ty bạn chưa có chữ ký số thì cần phải mua mới. Bạn nên cân nhắc chọn từ các nhà cung cấp lớn như Vietel, VNPT, Thái Sơn… Sau khi mua, cần đăng ký chữ ký số đó với Tổng cục hải quan, và đăng ký tham gia hệ thống VNACCS để có thể truyền tờ khai hải quan. Chỉ cần đăng ký 1 lần, những lần sau, khi gia hạn chữ ký số thì chỉ cần cập nhật lại số Sê-ri là được.
– Sau khi đăng ký (hoặc cập nhật) thì đợi đến ngày hôm sau mới truyền được tờ khai, vì phải chờ hệ thống VNACCS cập nhật dữ liệu. Bạn có thể nhờ các đơn vị bán chữ ký số hỗ trợ đăng ký giúp, và thường là miễn phí. Hoặc bạn đề nghị đơn vị mà bạn đang thuê họ làm dịch vụ khai báo hải quan hỗ trợ. Còn không, nếu bạn muốn tự thực hiện (sẽ  hơi mất thời gian) thì làm theo hướng dẫn đăng ký chữ ký số trên website của Tổng cục hải quan.

* Bước 2: Gửi file chứng từ cho bên dịch vụ

– Bạn nên gửi sớm file chứng từ cho bên dịch vụ. Có thể là bản scan, hay thậm chí là file nháp, để công ty dịch vụ xem trước đã đầy đủ và thống nhất chưa.
– Vẫn biết rằng khi là chủ hàng thì việc của bạn là chuẩn bị chứng từ đầy đủ, hợp lệ. Nhưng rất có thể lần đầu bạn làm chưa quen, trong khi bên dịch vụ có kinh nghiệm nên họ có thể phát hiện ra những chi tiết chưa hợp lý. Thêm 1 người rà soát lại cũng tốt hơn. Vì thế, nếu gửi chứng từ sớm thì khi phát hiện thấy sai sót, bạn có thể kịp thời chỉnh sửa bổ sung để cho chứng từ được chuẩn chỉnh, để việc làm thủ tục sẽ thuận lợi hơn.
– Cần tránh để sai sót đến khi cán bộ hải quan xem hồ sơ phát hiện ra thì đã muộn, bạn sẽ phải vất vả, mất thời gian, mà có thể còn phát sinh chi phí để sửa chữa nữa.
– Tốt nhất là chuẩn bị chứng từ chu đáo và chỉnh sửa càng sớm càng tốt.

* Bước 3: Kiểm tra tờ khai nháp & truyền chính thức

– Khi đã có đủ file chứng từ chuẩn chỉnh, đơn vị làm dịch vụ hải quan sẽ khai nháp tờ khai hải quan trên phần mềm.
– Trong bước này, việc quan trọng là bạn cần phối hợp cung cấp thêm thông tin để bên dịch vụ có thể hiểu đầy đủ về lô hàng, từ đó lên tờ khai được chính xác. Thông tin đầy đủ cũng giúp áp mã HS, mô tả hàng hóa trên tờ khai được chính xác hơn.
– Với nhiều chủ hàng, thường có tâm lý phó mặc cho bên dịch vụ. Cứ để họ tự lên tờ khai, dịch vụ phải làm hết. Như vậy khá rủi ro, vì chủ hàng mới là người hiểu rõ về hàng hóa của mình hơn cả. Bên dịch vụ thường căn cứ vào chứng từ và những thông tin được cung cấp để lên tờ khai, trong đó có áp mã HS và mô tả hàng hóa. Nhưng chủ hàng mới là người kiểm tra và quyết định tờ khai nháp có chính xác hay chưa.
Lưu ý: Dịch vụ không quyết định thay cho chủ hàng được.
– Sau khi lên tờ khai xong, đơn vị dịch vụ sẽ gửi lại cho bạn tờ khai nháp (tờ khai in thử). Bạn cần bỏ chút thời gian kiểm tra lại tờ khai này. Cách thức trình bày bản in của tờ khai hiện nay không được thân thiện cho lắm. Nó khá khó đọc với người chưa có kinh nghiệm. Mặc dù vậy, vì tờ khai liên quan trực tiếp đến chủ hàng, nên bạn cần làm quen và đọc, nếu chỗ nào chưa rõ thì có thể hỏi để bên dịch vụ giải thích.
– Đây là bước quan trọng, mà 2 bên phối hợp với nhau nhiều nhất. Qua đó, bạn cũng sẽ thấy được phần nào mức độ cẩn thận, tận tâm, và cách làm việc của công ty dịch vụ.
– Chúng tôi sẽ tìm hiểu rất chi tiết khi làm tờ khai. Nếu thấy thiếu dữ liệu sẽ đề nghị khách hàng bổ sung; nếu chưa rõ thông tin sẽ hỏi thêm cho tường tận, và ngược lại chúng tôi cũng sẽ giải thích tận tình để khách hàng hiểu về nội dung tờ khai, vì biết rằng những chi tiết trên đó quan trọng, và ảnh hưởng trực tiếp tới lợi ích của chủ hàng.
– Sau khi 2 bên đã hài lòng với tờ khai nháp, giờ là lúc truyền tờ khai chính thức tới cơ quan hải quan. Đến đây, có 2 cách sử dụng chữ ký số để truyền tờ khai:
+ Cách 1: Duyệt ký từ xa. Theo cách này bạn hoặc đơn vị dịch vụ sẽ cài đặt thêm phần mềm trình duyệt ký từ xa (EcusSign) và thiết lập một số thông số cần thiết. Khi bên dịch vụ trình ký, bạn bật phần mềm, và duyệt ký tờ khai. Có thể duyệt bằng tay từng lần ký, hoặc để duyệt và trả kết quả ký tự động. Chi tiết hơn bạn sẽ được đơn vị dịch vụ hướng dẫn.
+ Cách 2: Gửi chữ ký số cho đơn vị dịch vụ, cùng với chứng từ trong bước 4 tiếp theo. Trong trường hợp này, họ sẽ dùng chữ ký số cắm tại máy tính của họ để truyền tờ khai, và bạn cũng không cần duyệt ký gì cả.

* Bước 4: Gửi bộ hồ sơ giấy

– Tùy trường hợp mà bước 3 và bước 4 có thể hoán đổi trình tự cho nhau. Nghĩa là, khi có đủ hồ sơ giấy chuẩn chỉnh, bạn có thể gửi luôn cho bên dịch vụ, mà không cần chờ đến khi có tờ khai.
– Bộ hồ sơ giấy trong bước này là để công ty dịch vụ làm thủ tục tại chi cục hải quan.
– Tùy theo lô hàng cụ thể (loại hình tờ khai, xuất hay nhập, phương thức vận chuyển, tính chất hàng hóa…) mà số lượng hồ sơ có thể khác nhau.
– Lấy ví dụ, với lô hàng nhập khẩu bằng container đường biển, thì hồ sơ thường gồm những chứng từ cơ bản như:
+ Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)
+ Hợp đồng mua bán (Sales Contract)
+ Chi tiết đóng gói (Packing List)
+ Vận đơn (Bill of Lading)
+ Chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin)
+ Giấy giới thiệu (bằng tiếng Việt, có thể tự in theo mẫu có trên internet)…
Ghi chú:
– Trong hồ sơ không bắt buộc phải nộp Hợp đồng ngoại thương và Chi tiết đóng gói, nhưng bạn nên gửi thêm để bên dịch vụ dễ giải thích với cán bộ hải quan, khi cần.
– Với hàng nhập khẩu có Vận đơn gốc, thì phải gửi cho đơn vị dịch vụ để họ nộp cho hãng tàu khi lấy Lệnh giao hàng (Delivery Order – D/O).
– Với hàng nhập khẩu theo điều kiện ExWork hoặc FOB, thì cần gửi thêm bản sao hóa đơn cước vận chuyển quốc tế.
– Bạn có thể gửi chữ ký số cho bên dịch vụ trong bước này (nếu muốn).
– Trên thực tế, công ty dịch vụ sẽ hướng dẫn bạn cụ thể hồ sơ cần những giấy tờ gì, bản gốc hay bản sao.
Lưu ý:
– Yêu cầu về cách làm bản sao của hải quan địa phương có thể khác nhau chút ít. Chẳng hạn như tôi thấy: ở Hải Phòng thì nộp bản photocopy có chữ ký & dấu tròn, nhưng không có dấu “Sao y bản chính” (gọi là bản chụp), trong khi ở Tp.HCM, Đà Nẵng, Hà Nội lại vẫn cần có dấu sao y bản chính thì mới hợp lệ. Nhập gia tùy tục, bạn cần hỏi bên dịch vụ trước khi gửi chứng từ, để hồ sơ được chính xác đầy đủ, không phải gửi bổ sung nhiều lần.
– Sau khi gửi chứng từ, việc tiếp theo là phối hợp với công ty dịch vụ để thông quan tờ khai. Bạn đọc tiếp những bước sau để nắm được công việc mà đối tác phải thực hiện.

* Bước 5: Phối hợp thông quan tờ khai

– Sau khi đơn vị dịch vụ truyền tờ khai và nhận được chứng từ giấy, họ sẽ tiến hành nộp hồ sơ tại chi cục hải quan.
– Tùy theo kết quả phân luồng của tờ khai (luồng Xanh, Vàng, hay Đỏ) mà họ sẽ tiến hành nghiệp vụ cần thiết:
+ Tờ khai luồng Xanh: Hệ thống đã thông quan, cần đến hải quan giám sát làm nốt thủ tục, và nộp thuế là hoàn tất thủ tục.
+ Tờ khai luồng Vàng: Hải quan sẽ kiểm tra bộ hồ sơ giấy, nếu có gì nghi vấn sẽ yêu cầu giải thích, nếu giải thích mà vẫn bị nghi ngờ có gian lận thì có thể (cũng ít khi xảy ra) bị hải quan chuyển sang luồng Đỏ để kiểm tra hàng hóa trực tiếp. Với những sai sót hoặc còn thiếu thông tin, hải quan sẽ yêu cầu chỉnh sửa bổ sung hồ sơ, tờ khai… Một vài trường hợp có lỗi sai nghiêm trọng có thể dẫn tới bị xử phạt hành chính (có nhưng cũng ít gặp).
– Hồ sơ hải quan gồm
– Giấy giới thiệu của công ty
– Tờ khai hải quan: 1 bản in từ phần mềm
– Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice): 1 bản chụp
– Vận đơn (Bill of Lading): 1 bản chụp, có dấu doanh nghiệp + dấu hãng vận chuyển biển (hãng tàu hoặc công ty forwarding)
– Hóa đơn cước vận chuyển quốc tế (nếu điều kiện ExWork, FOB): 1 bản chụp
– Chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin): 1 bản gốc (nếu có)
– Giấy đăng ký kiểm tra chuyên ngành (nếu hàng phải kiểm tra): 1 bản gốc có dấu xác nhận của cơ quan chuyên ngành
– Chứng từ khác (nếu có, tùy theo loại hàng): bản chụp Chứng nhận chất lượng (Certificate of Quality – CQ), Chứng nhận phân tích (Certificate of Analysis – CA), Chứng nhận sức khỏe (Health Certificate)… 
– Ngoài ra, bạn cũng nên chuẩn bị sẵn bản photo những giấy tờ khác để tham khảo hoặc xuất trình, khi cần: Hợp đồng ngoại thương (Sales Contract), Phiếu đóng gói (Packing List), và những chứng từ liên quan như catalog, hình ảnh, tài liệu kỹ thuật… của lô hàng. Nguyên tắc là: chứng từ càng đầy đủ, hợp lệ, thì càng thuận lợi cho việc làm thủ tục.
+ Tờ khai luồng Đỏ: Trước hết hải quan sẽ kiểm tra hồ sơ giấy với trình tự giống như với luồng Vàng (nêu trên). Sau đó, khi thấy hồ sơ hợp lệ, hải quan sẽ chuyển sang bộ phận kiểm hóa (kiểm tra thực tế hàng hóa). Trong quá trình kiểm tra tại hiện trường, nếu cán bộ phát hiện thấy sai sót trong khai báo, chẳng hạn: thừa thiếu hoặc không đúng loại hàng… thì tùy theo mức độ mà bị xử lý. Nếu không có vấn đề gì thì giải quyết thông quan cho lô hàng.
– Chuẩn bị chứng từ cho 2 khâu nghiệp vụ:
+ Hải quan kiểm tra chứng từ: bạn chuẩn bị như với luồng Vàng tôi vừa nêu trên.
+ Hải quan kiểm tra hàng (kiểm hóa): cần thêm chứng từ để làm thủ tục kiểm hóa tại cảng, hoặc kho. Bạn chuẩn bị thêm: giấy giới thiệu, Lệnh giao hàng (còn hạn) đã lấy ở bước trên.
– Trong bước này, chủ hàng thường cần phối hợp với đơn vị dịch vụ để giải thích, cung cấp thông tin theo yêu cầu của hải quan. Có thể phải truyền sửa tờ khai bằng chữ ký số, nếu cần. Tất nhiên, bên dịch vụ sẽ hướng dẫn cụ thể.
– Trong bước này, hoặc ngay sau khi truyền tờ khai, bạn cần hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế.
– Với hàng xuất khẩu, thường không mất thuế xuất khẩu, chỉ trừ một số loại hàng cụ thể liên quan đến tài nguyên thiên nhiên.
– Với hàng nhập khẩu, thuế gồm những loại chính như sau:
+ Thuế nhập khẩu, thuế VAT đánh trên hàng nhập khẩu: 2 loại này thường xuyên gặp
+ Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế môi trường: 2 loại này ít gặp, chỉ đánh trên 1 số mặt hàng
– Cách nộp thuế xuất nhập khẩu, thuế VAT cho hàng nhập khẩu:
+ Sau khi có tờ khai chính thức, bạn có thể chuyển tiền nhờ Công ty dịch vụ nộp thay. Nếu bạn muốn tự nộp, thì đề nghị bên dịch vụ hướng dẫn thông tin nộp thuế.
+ Khi được yêu cầu, bên tôi thường gửi email cho khách hàng những nội dung quan trọng để họ có thể tự nộp thuế tại ngân hàng, chẳng hạn như sau:
+ Lời khuyên của tôi cho bạn khi nộp thuế: nên cẩn thận kiểm tra từng chi tiết để đảm bảo chính xác, vì nếu sai sót có thể dẫn tới lô hàng không được thông quan, và phải làm thủ tục điều chỉnh thuế, rất mệt! Nếu đơn vị dịch vụ đủ tin cậy, nên nhờ họ nộp cho nhanh, ít sai sót.

3. Thông quan và lấy hàng:

Sau khi bạn nộp thuế và tờ khai được thông quan, đơn vị dịch vụ sẽ làm nốt thủ tục tại bộ phận hải quan giám sát ở cảng là xong: hàng nhập thì được lấy hàng, hàng xuất thì được chờ xếp lên tàu.
Phù… bạn có đọc tới đây không? Nếu có thì khá kiên nhẫn đấy. Thực sự thì việc làm thủ tục lần đầu cũng hơi rắc rối, nhưng sau sẽ quen.
Nếu đọc đến đây, mà thấy vẫn thấy chưa rõ, cần hướng dẫn chi tiết hơn, vui lòng liên hệ với công ty tôi. Trong quá trình hợp tác, chúng tôi sẽ trực tiếp hướng dẫn tất cả những bước trên, và còn chi tiết những nội dung khác mà chúng tôi còn chưa kịp đề cập trong bài viết này.
Hãy gửi yêu cầu báo giá hôm nay, để có giá ưu đãi…

III. TẠI SAO CHỌN ISO CERT LÀM ĐƠN VỊ TƯ VẤN:

1. Ưu điểm

– Chuyên môn: Chúng tôi có hệ thống đào tạo bài bản cho nhân viên và luôn sẵn có giải pháp giải quyết các công việc phát sinh
– Hiệu suất: Là đơn vị cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp, chúng tôi có thể điều phối nhân lực linh hoạt để giải quyết công việc cho khách hàng, từ đó tiết kiệm thời gian và chi phí so với việc khách hàng tự làm

2. Dịch vụ của chúng tôi

– Khai hải quan điện tử: tờ khai xuất nhập khẩu
– Khai C/O điện tử cho các tờ khai xuất khẩu
– Điền form C/O giấy các loại
– Dịch vụ điền tờ khai nguồn gốc cho các loại xe nhập khẩu
– Dịch vụ điền tờ khai phi mậu dịch
– Hỗ trợ tra mã HS của hàng hóa xuất nhập khẩu
– Cung cấp biểu thuế, các mẫu tờ khai, phụ lục tờ khai, form C/O các loại
ISO CERT là một trong những Công ty dịch vụ Tư Vấn chuyên nghiệp và uy tín lâu năm trong lĩnh vực giao nhận và vận tải quốc tế. Với đội ngũ nhân viên trẻ trung năng động nhiều năm kinh nghiệm và có kiến thức chuyên sâu về nghiệp vụ giao nhận Hải Quan và khai báo Hải Quan hàng hóa xuất nhập khẩu cũng như các chính sách quản lý nhà nước của tất cả các loại mặt hàng phổ biến hiện nay như: Hàng dệt may, hàng hóa chất, hàng máy móc – linh kiện điện tử, ô tô – phụ tùng ô tô, hàng thực phẩm, hàng xe cơ giới – xe chuyên dụng, hàng mỹ phẩm, hàng thực phẩm – phụ gia thực phẩm, hàng hóa thiết bị y tế, hàng thức ăn chăn nuôi, dầu nhớt, gỗ tròn – xẻ, các mặt hàng từ gỗ, phân bón, hàng xe ô tô, xe tải…, Do đó, Công ty ISO CERT hoàn toàn có đủ năng lực đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp về dịch vụ hải quan trọn gói hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu cho khách hàng tại khu vực Thành phố Hồ Chí Minh (TpHCM) và các tỉnh trong cả nước.

Share this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *