Category: Tiêu chuẩn GMP-HS
Post Date:
2018-10-09T08:01:40+07:00
Tại nước ta, GMP-HS chưa phải là yêu cầu bắt buộc với tất cả các doanh nghiệp. Tuy nhiên, đạt chứng nhận GMP-HS từ bên thứ ba chính là sự đầu tư tuyệt vời của những cơ sở sản xuất muốn khẳng định mình trên thị trường trong nước và quốc tế
Theo PGS.TS Lê Văn truyền, hiện nay có hai cung cách quản lý hoạt động của sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng (TPCN) phổ biến trên thế giới. một là cơ quan quản lý nhà nước ban hành quy chế và kiểm tra việc thực thi của các doanh nghiệp. Hai là cơ quan quản lý nhà nước ban hành quy chế nhưng ủy nhiệm chức năng kiểm tra thực thi cho một đơn vị khác có chuyên môn, gọi là “bên thứ ba” (third party).
Tại Việt Nam, cơ quan quản lý trực tiếp hoạt động sản xuất, kinh doanh TPCN là Cục An toàn Thực phẩm (Bộ Y Tế). Năm 2015, việc đánh giá chất lượng và cấp chứng nhận GMP-HS được giao cho Công ty TNHH Chứng nhận chất lượng Asiacert (gọi tắt là Công ty Asiacert). Trước tháng 9/2014, Asiacert là Trung tâm Chứng nhận chất lượng trực thuộc Viện Thực phẩm chức năng (VIDS), sau đó tách ra hoạt động độc lập, có tư cách pháp nhân và con dấu riêng. Công ty AsiaCert hoạt động theo chuẩn mực quốc tế ISO/IEC 17021:2011 (Yêu cầu đối với tổ chức đánh giá và chứng nhận hệ thống quản lý), được Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng cấp giấy phép chức năng hoạt động “Đánh giá, chứng nhận GMP TPCN mã số 77/CN” và được Văn phòng Công nhận chất lượng (Bộ Khoa học và Công nghệ) công nhận là Tổ chức chứng nhận GMP TPCN đạt chuẩn mực quốc tế ISO/IEC 17021:2011 mã số VICAS 048 – GMP.
Nguyên tắc thực hành tốt sản xuất TPCN (tại Việt Nam là GMP-HS, tại Asean là Asean GMP, tại châu Âu là GMP EU, tại Mỹ là cGMP) là tiêu chuẩn vàng để đánh giá chất lượng của một nhà sản xuất TPCN. Tại Việt Nam, bộ nguyên tắc GMP-HS do Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam (VAFF) ban hành và được đánh giá, cấp chứng nhận bởi AsiaCert, khác với GMP-WHO của dược phẩm (cấp bởi Cục Quản lý Dược, Bộ Y Tế).
PGS.TS Lê Văn Truyền cho rằng, ủy nhiệm chức năng đánh giá, chứng nhận GMP-HS cho bên thứ ba là việc nên làm, bởi cơ quan quản lý nhà nước còn quá nhiều mối bận tâm khác. Tại châu Âu và châu Mỹ cũng đã áp dụng cách quản lý này từ lâu. Tại Mỹ, đa có hàng trăm doanh nghiệp TPCN đã được bên thứ ba chứng nhận GMP và cung cấp cho thị trường hàng ngàn sản phẩm đảm bảo an toàn, chất lượng. Một số nước phát triển khác cũng khuyến khích việc ủy nhiệm cho bên thứ ba để cơ quan quản lý tập trung vào việc ban hành các quy chế, văn bản và các chức năng chuyên môn.
I. Thực phẩm chức năng được chia làm nhiều loại:
– Thực phẩm chức năng bổ sung vitamin và khoáng chất:
– Thực phẩm chức năng dạng viên
– Thực phẩm chức năng “không béo”, “không đường”, “giảm năng lượng”
– Thực phẩm chức năng đặc biệt
II. Dù là loại TPCN nào thì cũng đều phải tuân theo 1 quy trình nghiêm ngặt trước khi đến tay người tiêu dùng:
– Kiểm định đề tài nghiên cứu (Nguồn gốc xuất xứ, chủ đề tài, đại diện khoa học…)
– Bào chế sản phẩm mẫu, kiểm nghiệm các chỉ tiêu yêu cầu chất lượng sản phẩm mẫu đạt.
– Nhập nguyên vật liệu để sản xuất lô (Nguyên vật liệu được kiểm nghiệm đạt chất lượng trước khi đưa vào sản xuất)
III. Sản xuất sản phẩm theo từng quy trình
– Trong từng công đoạn sản xuất có kiểm tra các bán thành phẩm (IPC), đảm bảo đạt chất lượng trên từng lô.
– Hoàn thiện sản phẩm ( Bao bì, đóng gói, đóng thùng)
– Nhập kho, kiểm nghiệm các chỉ tiêu thành phẩm đạt chất lượng.
– Đánh giá hiệu quả tác dụng theo yêu cầu.
– Vận chuyển đến nhà phân phối.
– Tiếp thị đến tay người tiêu dùng
Một sản phẩm Thực phẩm chức năng cao cấp phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy tắc GMP trong sản xuất, đảm bảo các chỉ tiêu kiểm nghiệm đạt chất lượng tốt, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, được Cục An toàn thực phẩm cấp hồ sơ công bố sản phẩm ( bao gồm: thành phần, công dụng, cách sử dụng, mẫu bao bì, nơi sản xuất, công ty phân phối…)
Trả lời